Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Xích nông thôn mới

Ông Xích nông thôn mới
Ngày đăng: 19/09/2015

Lý do rất đơn giản, trong công cuộc xây dựng NTM tại địa phương, ông Xích đã tiên phong hiến đất làm đường GTNT, làm dấy lên phong trào hiến đất sôi nổi.

Còn nhớ trước đây, mỗi khi đi công tác về thôn Tùng Chánh, tôi phải vật vã với chiếc xe máy trên những con đường lún cát đến mướt mồ hôi. Bây giờ, diện mạo của thôn Tùng Chánh sáng hẳn ra với những con đường bê tông phẳng lì, dẫn đến từng ngõ xóm, xe máy cứ chạy bon bon.

Hỏi ra thì biết, phong trào hiến đất làm đường GTNT ở địa phương này rất mạnh, bắt nguồn từ Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn Tùng Chánh Nguyễn Văn Xích.

Những người dân thôn Tùng Chánh cho hay, năm 2014, khi phát động làm đường bê tông xóm Hiệp Nam để xóa bỏ cảnh lầy lội trong mùa mưa, gia đình ông Nguyễn Văn Xích đi tiên phong, tự nguyện hiến 180m2 đất, 10 cây mít, 5 cây dừa đang thời kỳ thu hoạch để có mặt bằng làm đường.

Sở hữu vườn đất rộng, trồng nhiều cây ăn quả có giá trị, nhưng vì lợi ích chung, ông Xích không nghĩ ngợi, phá bỏ ngay vườn cây, hiến đất làm đường bê tông để bà con thuận lợi đi lại. Thực hiện xong trách nhiệm của mình, ông Xích quay sang vận động bà con cùng nhau hiến đất làm đường và xây dựng bể chứa rác thải tại nhà để giữ gìn môi trường sống.

Việc làm của ông Xích như đòn bẩy thúc đẩy tất cả các hộ dân trong thôn nhiệt tình hưởng ứng. Khi những con đường bê tông hoàn thành, việc đi lại của người dân được thuận lợi. Ngoài ra, nhờ có đường mà giá nông sản tại địa phương được thu mua cao hơn so với khi chưa có đường bê tông.

“Biết là tấc đất tấc vàng, nếu đem bán diện tích đất này thì gia đình tôi có khoản tiền không nhỏ để làm vốn phát triển kinh tế. Nhưng tôi luôn nghĩ mình phải đóng góp để xây dựng quê hương. Mục đích cuối cùng của xây dựng NTM là nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân, người dân trực tiếp hưởng lợi thì người dân cũng phải có trách nhiệm đóng góp công sức.

Thấy bộ mặt của xã nhà giờ đây có nhiều chuyển biến, khởi sắc, tôi và bà con ai nấy đều phấn khởi”, ông Xích chia sẻ.

Gia đình ông Xích luôn gương mẫu trong mọi phong trào của địa phương, đi đầu xây dựng một số mô hình làm ăn hiệu quả. Năm 1993, ông đã nhận đất rừng để trồng keo theo dự án PAM với diện tích 5 ha. Đến nay, thu nhập bình quân từ rừng keo sau khi trừ chi phí còn lãi 90 triệu đồng/năm.

Vào vụ thu hoạch, gia đình ông tạo được việc làm cho hơn 10 lao động ở địa phương. Dù nay đã gần 70 tuổi, nhưng lão nông Nguyễn Văn Xích vẫn còn hăng say với công việc của mình. Đều đặn mỗi ngày, ông vượt 4 cây số để leo đồi chăm sóc rừng keo.

Để có tiền nuôi 7 đứa con ăn học, ông Xích miệt mài trên vùng đất cát. Ngoài 5 ha rừng trồng, với 6 sào đất chuyên trồng lúa, mỗi năm ông Xích SX 2 vụ, năng suất đạt 300kg/sào, gạo ăn mỗi bữa không phải lo, lại có thừa để chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ông Xích phát triển chăn nuôi tại nhà với đàn gà lên đến gần 100 con, 50 chim bồ câu, mỗi năm xuất bán 20 con heo thịt. Diện tích đất màu thì ông trồng sắn xen đậu phụng, sau khi trừ chi phí, ông thu về 40 triệu/năm.

Ngoài ra, ông còn sắm máy xay xát gạo phục vụ bà con trong vùng. Tổng hợp mọi nguồn, mỗi năm lão nông này thu về gần 200 triệu đồng, mức thu nhập không nhỏ đối với người dân vùng cát.


Có thể bạn quan tâm

Công Điện Khẩn Về Phòng, Chống Dịch Bệnh Tai Xanh Ở Lợn Công Điện Khẩn Về Phòng, Chống Dịch Bệnh Tai Xanh Ở Lợn

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn.

22/02/2013
Trồng Ấu Đạt Hiệu Quả Cao Trồng Ấu Đạt Hiệu Quả Cao

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sống dọc theo quốc lộ 80 thuộc 2 huyện Lai Vung và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng ấu. Hiệu quả sau một vụ trồng thường cao gấp 2, 3 lần so với vụ lúa Hè thu của năm đó. Anh Bùi Văn Thương ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò là một trong những người trồng ấu lâu năm và luôn đạt hiệu quả cao nhất vùng.

17/06/2013
Một Kinh Nghiệm Thoát Nghèo Bền Vững Một Kinh Nghiệm Thoát Nghèo Bền Vững

Hiện, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đang có nhiều mô hình thoát nghèo, trong đó anh Nguyễn Văn Út đã thoát nghèo bền vững nhờ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi.

18/06/2013
Tăng Thu Nhập Từ Trồng Bí Hồ Lô Tăng Thu Nhập Từ Trồng Bí Hồ Lô

Gần đây, nhiều nông dân Thuận Mỹ (Đại Phong), Bàu Tròn (Đại An), thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có thu nhập ổn định từ mô hình trồng bí hồ lô (giống bí đỏ lai F1 Plato 757, thương hiệu của Én Vàng).

18/06/2013
Đem Gấc Về Làng Đem Gấc Về Làng

Với giàn gấc mỗi lứa thu hoạch hơn 300 quả, giá thị trường 50.000 đ/kg, trái gấc đã đem lại giá trị kinh tế cao, giúp gia đình ông Lê Phước Dũng (đội 4 thôn Quảng Đại 2, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam) thoát khỏi cảnh nghèo bấy lâu đeo bám.

18/06/2013