Ông Vua Nuôi Cá Ở Hương Thuỷ

Với 0,6 ha mặt nước nuôi cá giống và cá thịt, mỗi năm xuất bán hơn 24 tấn cá thương phẩm và hơn 2 triệu con cá giống, ông Hồ Bá Quang, ở tổ 18, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành triệu phú, với thu nhập hàng năm 700 triệu đồng.
Ông cho biết: Năm 1979 ông lên đường nhập ngũ. Năm 1987, giải ngũ trở về quê hương, vào công tác ở Công ty xuất khẩu Thuỷ Sản tỉnh và lập gia đình ở tuổi 34. Mặc dù hai vợ chồng luôn chăm chỉ làm ăn, nhưng cuộc sống vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thấy mô hình kinh tế trang trại VACR phù hợp với điều kiện đất đai rộng lớn, màu mỡ, giàu tiềm năng của địa phương, năm 1990, ông Quang quyết định đầu tư 15 triệu đồng, từ nguồn vốn tự có để phát triển mô hình nuôi cá thịt. Ban đầu, ông thả nuôi 1 hồ cá có diện tích hơn 1.000m2, với đủ các loại cá như phát lát, trê, mè, trắm… và 20 con heo. Sau 6 tháng, ông thu lãi hơn 20 triệu đồng từ việc bán cá, heo. Từ đó ông mở rộng quy mô trang trại và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. Lợi thế là người từng làm ở công ty thuỷ sản, ông phát hiện nghề ương cá bột cho hiệu quả kinh tế cao. Với điều kiện của gia đình và bản thân ông có thể làm được nghề này.
Năm 1995, ông Quang đầu tư mở rộng mô hình ương cá bột. Ban đầu, do còn mới mẻ, thiếu kinh nghiệm nên việc ương cá bột gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có vụ thua lỗ nặng. Nhưng với sức trẻ và lòng quyết tâm, ý chí tiến thủ nên chẳng bao lâu ông đã thành công với nghề này. Từ đó đến nay trại ương cá giống của ông luôn tiến triển về qui mô, số lượng lẫn lợi nhuận. Đến nay, trang trại ông có 13 hồ nuôi cá giống các loại cá tra, chim, mè, trắm, rô phi đơn tính...; 1 hồ cá thương phẩm với diện 1 ha, mỗi vụ thu hoạch từ 8 tấn và nuôi ba vụ/năm gần hơn 24 tấn. Ông chiết tính, 3,7 kg thức ăn nuôi được 1kg cá thịt (6,3kg thức ăn nuôi đạt trọng lượng 1,7kg/con), trừ các khoản chi phí, lãi 5.000 đồng/kg cá thương phẩm. Khu vực nuôi cá giống, ông dành 13 hồ, 32.000m2 cho cá đẻ và ương cá con, mỗi năm xuất bán hơn 2 triệu con. Ông Quang bộc bạch, thành công mô hình nuôi cá giống và thịt đã giúp ông làm giàu.
Đến nay, ngoài phát triển thêm 14 hồ cá, 5 ha rừng keo, tràm, gia đình ông Quang còn nuôi 100 con lợn thịt, 5 con con lợn nái…Tổng thu nhập từ mô hình VACR hàng năm hơn 700 triệu đồng. Trừ chi phí, gia đình ông Quang lãi ròng hơn 200 triệu đồng. Chỉ tính riêng thu nhập từ cá thịt, mỗi năm gia đình ông có hơn 400 triệu đồng. Trừ chi phí, ông lãi hơn 60 triệu đồng. Giải quyết việc làm cho 5 lao động địa phương, với mức thu nhập 2,5 triệu đồng/ người /tháng.
Không chỉ làm ăn giỏi, ông còn giúp nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn bằng cách hỗ trợ vốn và kỹ thuật. Ông liên tục được đề cử danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ phát triển mô hình kinh tế trên.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, nhiều hộ nuôi tôm chân trắng tại xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh - Khánh Hòa) đã xuất bán tôm sớm hơn dự định. Tôm chỉ mới được thả nuôi hơn 2 tháng, kích cỡ hơn 140 con/kg đã được xuất bán với giá 83.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do người dân lo ngại thời tiết nắng nóng kéo dài, trong khi nguồn nước dẫn vào đìa nuôi tôm thiếu và bị ô nhiễm, tôm rất dễ bị dịch bệnh.

Từ đầu tháng 8-2012 đến nay, dịch bệnh heo tai xanh đã xuất hiện rải rác tại một số quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ. Các ngành chức năng thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, dập tắt và không để dịch heo tai xanh lây lan ra diện rộng...

Trong khi người nuôi heo và gia cầm lại gặp khó khăn thì người nuôi bò ở Phú Yên thu lãi lớn vì giá thịt bò đang ở mức cao, thị trường tiêu thụ rộng. Những hộ nuôi bò ở các địa phương đang đầu tư phát triển đàn.

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 06/2013/NQ-HÐND ngày 26.7.2013 của HÐND tỉnh về chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương (KCHKM), kênh mương nội đồng (KMNÐ) giai đoạn 2013-2015, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh ta từng bước được hoàn thiện, phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN) có hiệu quả hơn. Tuy nhiên so với yêu cầu, tiến độ thực hiện KCHKM vẫn còn chậm do vốn đầu tư thấp.

Những năm qua, nông dân xã Yên Đồng (Yên Mô - Ninh Bình) đã chuyển đổi từ chân ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá nhằm khai thác diện tích mặt nước trên ruộng, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập.