Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục

Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục
Ngày đăng: 06/09/2014

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Theo sự chỉ dẫn của Hội Nông dân xã Tân Hội Đông, chúng tôi ghé thăm vườn dừa xiêm lục của ông Trần Văn Cang. Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt là một vườn dừa bạt ngàn với gần 3 ha,  có những cây mang buồng dừa sai trái nằm sát mặt đất.

Ông Cang kể: Trước đây đất của ông là đồng trũng ven sông, nhiễm phèn. Mỗi năm ông khai hoang một ít đất trồng lúa, các loại cây ăn trái nhưng hiệu quả không cao.

Năm 2005, được Hội Nông dân định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa đi tham quan, từ đó ông ra sức cải tạo lại đất và quyết định mua dừa xiêm lục về trồng trên 7 công đất của gia đình.

Thấy giống dừa này thích nghi với thổ nhưỡng ở đây và cho hiệu quả kinh tế cao, ông tiếp tục cải tạo, khai hoang phần đất còn lại của gia đình và đồng loạt trồng dừa xiêm lục. Đến nay hơn 2/3 diện tích vườn dừa đã cho trái sai, thương lái tìm đến tận nhà thu mua dừa tươi với giá luôn cao.

Theo ông, dừa xiêm lục có ưu điểm dễ trồng, ít bị sâu bệnh, cho trái quanh năm, buồng dừa đơm trái nhiều, nước uống ngọt và có hương vị đặc trưng riêng... Bình quân 25 ngày ông thu hoạch 1 lần từ 3.000 - 3.500 trái.

Qua 10 năm trồng dừa xiêm lục, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ vườn dừa. Theo đó, mỗi năm ông bón phân cho dừa từ 3 - 4 lần gồm hỗn hợp N-P-K, mỗi lần bón từ 0,5 - 1kg/gốc; phun thuốc chống bọ dừa, đuông theo định kỳ; đồng thời tiến hành dọn rửa thân, cắt hết mo nang để hạn chế sâu, đuông, bọ làm tổ gây rụng trái và bồi bùn cho gốc 2 năm một lần; cung cấp nước đầy đủ vào mùa nắng, tránh để gốc bị khô hạn ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của trái.

Dừa thường dư nước vào mùa mưa, dẫn đến nứt và rụng trái. Vào những tháng đó, ông tăng cường bón thêm kali cho cây để cân bằng độ đạm và xẻ rãnh để thoát nước. Mùa nắng, ông dùng lá dừa đậy đất, kết hợp bón thêm phân hữu cơ cho dừa.

Theo ước tính của ông Cang, mỗi năm 1 cây dừa cho thu hoạch từ 100 - 150 trái, bán được từ 500.000 - 700.000 đồng. Qua nhiều năm so sánh với cây lúa và các loại cây trồng khác thì dừa xiêm lục đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.

Ông Phạm Hữu Phước, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hội Đông cho biết: Chúng tôi đánh giá cao vai trò của anh Cang trong việc chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng. Đây là mô hình hay được chúng tôi chọn và khuyến khích bà con nông dân nhân rộng. Hội Nông dân xã sẽ đồng hành cùng với bà con trong việc giới thiệu kỹ thuật, hướng dẫn cách thức trồng, chăm sóc cho nông dân.

Những “quả ngọt” mà ông có được như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu không ngừng. Ngôi nhà tường kiên cố, đầy đủ tiện nghi, các con học hành đến nơi đến chốn đó cũng là niềm mong ước của nhiều gia đình khác.

Gần 10 năm qua, ông luôn được tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và là Gia đình Văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, đáng để nhiều nông dân khác học hỏi, noi theo.


Có thể bạn quan tâm

Dập Dịch Sâu Cuốn Lá Nhiều Địa Phương Triển Khai Chậm Dập Dịch Sâu Cuốn Lá Nhiều Địa Phương Triển Khai Chậm

Những vạt ruộng trải dài màu bạc của lá lúa bị cháy do sâu cuốn lá. Người dân cho biết, mấy năm nay mới lại xuất hiện một đợt dịch sâu cuốn lá nặng đến thế. Đến nay, toàn tỉnh đã có 70.232 ha lúa bị bệnh sâu cuốn lá phát sinh và gây hại. Ngày 18/7, UBND tỉnh đã phải ra quyết định công bố dịch. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng chủ quan trong công tác phòng trừ.

25/07/2014
Cá Tra Và Tôm Vẫn Khủng Hoảng Nợ Người Nuôi Cá Tra Kêu Cứu Cá Tra Và Tôm Vẫn Khủng Hoảng Nợ Người Nuôi Cá Tra Kêu Cứu

Hai ngành hàng cá tra và tôm ở ĐBSCL vẫn trong cơn khủng hoảng nợ kéo dài mấy năm nay, với "khối u" lớn nhất chưa xử lý được: DN chế biến chiếm dụng vốn của người nuôi và nợ xấu vốn vay ngân hàng.

05/08/2014
Nghị Định 67 Cú Huých Cho Ngành Thủy Sản Nghị Định 67 Cú Huých Cho Ngành Thủy Sản

Chiều 24.7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) phối hợp với UBND tỉnh và Ngân hàng BIDV tổ chức Hội nghị “Triển khai chính sách tín dụng quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ” về một số chính sách phát triển thủy sản.

25/07/2014
Làm Gì Để Gỡ Khó Chất Lượng Nông Sản Việt? Làm Gì Để Gỡ Khó Chất Lượng Nông Sản Việt?

Mùa sau nên trồng gì để “được mùa - tốt giá”, làm cách nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ chuẩn xuất khẩu, thương lái và các doanh nghiệp hỗ trợ thu mua giá cao, không phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc? Những câu hỏi thường trực đó rất nhiều nông dân phải xoay xở giải đáp khi chuẩn bị bắt tay vào vụ mùa kế tiếp ngay khi tình hình xuất khẩu nông sản từ đầu năm đến nay còn gặp nhiều khó khăn…

05/08/2014
Hứa Hẹn Mùa Quả Ngọt Hứa Hẹn Mùa Quả Ngọt

Đầu tư hơn 50 triệu đồng chi phí giống và vật tư ban đầu, sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn thanh long ruột đỏ của gia đình bà Lê Thị Nguyệt, ở khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị đã bắt đầu cho thu hoạch với năng suất, sản lượng cao. Bà Nguyệt ước tính dự kiến vụ này sẽ thu về gần một tấn quả, lợi nhuận từ loại cây trồng kinh tế này mang lại cho gia đình nguồn thu đáng kể.

25/07/2014