Ông Trần Quang Hiên năng động trong sản xuất

Do chưa nắm bắt tốt kỹ thuật, chưa có kinh nghiệm nên hầu như những vụ đầu không thành công. Với bản tính năng động, ông tìm tòi mô hình mới phù hợp. Ông Hiên chia sẻ: “Bản thân luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi kỹ thuật qua báo, đài về loại hình nuôi TCN. Từ vụ đầu không thành công, tôi quyết định chuyển đổi đối tượng nuôi, đó là thả cua nuôi thương phẩm. Từ 4.000 con giống ban đầu, tôi thu hoạch trúng mùa và trúng giá, trừ đi chi phí còn lãi trên 250 triệu đồng. Sau đó tôi quay trở lại đối tượng tôm sú công nghiệp, tiếp tục thành công ngoài mong đợi”.
Nhờ chuyển đổi đối tượng nuôi, nên vụ nuôi tôm sú công nghiệp năm 2012 - 2013, ông thu 1,2 tỷ đồng, lãi 800 triệu đồng. Vụ nuôi 2014 - 2015, ông thu về 1,3 tỷ đồng, lãi trên 500 triệu đồng. Ðiều đáng nói là, ông Hiên không thu hoạch tôm cùng lúc bán cho thương lái muối đá giao lại cho các xí nghiệp mà thu tỉa, bán tôm sống cho thở oxy nên giá bán được cao. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm, mỗi năm, ông chỉ thả nuôi 1 vụ tôm công nghiệp vào tháng 8 âm lịch, các tháng còn lại ông thả cá kèo, cá phi để cải tạo môi trường.
Năm 2012, ấp 5 thành lập câu lạc bộ cánh đồng 70 triệu ông được bầu làm chủ nhiệm. Thành viên câu lạc bộ cánh đồng 70 triệu, anh Lâm Văn Bình cho biết: “Anh em tổ viên nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của ông Hiên nên luôn thành công trong sản xuất. Lợi nhuận trung bình từng năm từ 100 - 200 triệu đồng, do đó đời sống của anh em ngày một khấm khá hơn”.
Với sự thành công trên, ông Hiên được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Kinh tế khá giả, 5 người con của ông đều tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định. Với tinh thần tương thân tương ái, đến nay, ông cho nông dân có hoàn cảnh khó khăn trong ấp mượn 60 triệu đồng để thả con giống, duy trì sản xuất. Ngoài ra, ông luôn gương mẫu đi đầu và vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng các tiêu chí nông thôn mới tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Đang sở hữu đàn vịt trời tới 40.000 con, nhưng Nguyễn Đăng Cường (sinh năm 1979) ở xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) lại có tham vọng sẽ trở thành triệu phú đô la từ việc nuôi 1 triệu con vịt trời.

Bạn đọc Trần Thị Dung (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi: Sản phẩm nào trong nông nghiệp, thủy sản nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước? Và được hỗ trợ thế nào?

Dù đã sửa đổi, bổ sung, lấy ý kiến từ nhiều cơ quan, đơn vị trong gần 2 năm qua, Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là đề án) vẫn bị cho là không sát thực tế.

Gần 40 năm gắn bó, phát triển giống nhãn trái mùa, nông dân Triệu Tiến Ích đã phát triển được giống nhãn của riêng mình, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ông đã vinh dự trở thành 1 trong 10 Công dân ưu tú Thủ đô năm 2015.

“Phải đưa nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi thành pháp lệnh hoặc luật quản lý thức ăn chăn nuôi như nhiều nước, mới đủ sức mạnh xử lý vi phạm.