Ông Trần Chí Quang Thu Nhập 100 Triệu Đồng/năm Nhờ Cây Măng Tây

Nhờ mạnh dạn thay đổi tập quán cây trồng, tận dụng tiềm năng của đất và chăm chỉ lao động nên kinh tế gia đình ông Trần Chí Quang (SN 1950, ngụ ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) ngày càng khấm khá.
Bảy năm trước đây, cùng với người dân địa phương, ông Quang chỉ tập trung trồng các loại rau màu. Tuy lao động cực nhọc, tiền vốn bỏ ra nhiều nhưng thu hoạch chẳng được bao nhiêu.
Dịp may đến với ông Quang khi một công ty về địa phương tập huấn kỹ thuật trồng cây măng tây. Thấy mô hình hay, ông liền áp dụng trồng thử nghiệm 2.000m2. Từ thành công của vụ đầu tiên, ông Quang mở rộng thêm 2.000m2 trồng măng tây. Và đã 7 năm qua, từ cây măng tây, ông lãi trên 100 triệu đồng/năm.
Măng tây cho thu hoạch xuyên suốt trong 9 tháng, sau đó cây nghỉ dưỡng 2 tháng rồi lại tiếp tục cho măng mới. Mỗi cây măng giống sống được vài năm, sau đó cây rụi, gốc măng lại tiếp tục đâm chồi cho ra những măng con khỏe mạnh. Qua 4 tháng, măng lại có thể cho đợt thu hoạch mới.
Ông Quang chia sẻ: “Để măng tây phát triển tốt, đều đặn, thì phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Măng tây là loại “dễ trồng nhưng khó tính”, “tham nước nhưng lại sợ úng”, vì vậy, muốn trồng thì phải hiểu được đặc tính của cây. Măng chỉ hay mắc bệnh đạo ôn, nên khi thấy cây có dấu hiệu bệnh thì phải chăm sóc, phun thuốc, như vậy mới tránh được rủi ro”.
Không chỉ nổi tiếng trong vùng bởi trồng măng tây hiệu quả, ông Quang còn được nhiều người khâm phục bởi tính cần cù, ham học hỏi, tìm tòi những sáng kiến mới phục vụ lao động sản xuất. Nhờ vậy, trong vụ ngập úng mới đây, từ việc chủ động đắp ô đê bao, đặt máy bơm tát nước nên khu rẫy của ông không bị ảnh hưởng gì.
Có thể bạn quan tâm

Để khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại với các dự án phát triển chăn nuôi lợn, dự án nuôi trồng thủy sản, chương trình xây dựng mô hình cánh đồng thu nhập cao... ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, huyện Lâm Thao đã tạo cơ chế thuận lợi cho người dân: Thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài để các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đối với trâu, bò sống nhập khẩu. Theo đó, 100% các lô hàng trâu, bò sống nhập khẩu vào Việt Nam đều phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

Các công ty nuôi chim yến và các địa phương có nhà nuôi chim yến đã có những biện pháp ban đầu phòng ngừa dịch cúm cho loại chim này trong bối cảnh dịch cúm A/H5N1 đang lan rộng tại các tỉnh.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, đầu những năm 2000, xã Hải Ninh (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 50ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản. Tại đây, nhiều hộ đã đưa giống ếch Thái Lan về nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chỉ sau mấy ngày phương tiện thông tin đại chúng thông báo về việc dịch cúm gia cầm ở một số tỉnh ngoại thành sức tiêu thụ gia cầm tại các chợ TPHCM đã giảm mạnh.