Ông Trần Chí Quang Thu Nhập 100 Triệu Đồng/năm Nhờ Cây Măng Tây

Nhờ mạnh dạn thay đổi tập quán cây trồng, tận dụng tiềm năng của đất và chăm chỉ lao động nên kinh tế gia đình ông Trần Chí Quang (SN 1950, ngụ ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) ngày càng khấm khá.
Bảy năm trước đây, cùng với người dân địa phương, ông Quang chỉ tập trung trồng các loại rau màu. Tuy lao động cực nhọc, tiền vốn bỏ ra nhiều nhưng thu hoạch chẳng được bao nhiêu.
Dịp may đến với ông Quang khi một công ty về địa phương tập huấn kỹ thuật trồng cây măng tây. Thấy mô hình hay, ông liền áp dụng trồng thử nghiệm 2.000m2. Từ thành công của vụ đầu tiên, ông Quang mở rộng thêm 2.000m2 trồng măng tây. Và đã 7 năm qua, từ cây măng tây, ông lãi trên 100 triệu đồng/năm.
Măng tây cho thu hoạch xuyên suốt trong 9 tháng, sau đó cây nghỉ dưỡng 2 tháng rồi lại tiếp tục cho măng mới. Mỗi cây măng giống sống được vài năm, sau đó cây rụi, gốc măng lại tiếp tục đâm chồi cho ra những măng con khỏe mạnh. Qua 4 tháng, măng lại có thể cho đợt thu hoạch mới.
Ông Quang chia sẻ: “Để măng tây phát triển tốt, đều đặn, thì phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Măng tây là loại “dễ trồng nhưng khó tính”, “tham nước nhưng lại sợ úng”, vì vậy, muốn trồng thì phải hiểu được đặc tính của cây. Măng chỉ hay mắc bệnh đạo ôn, nên khi thấy cây có dấu hiệu bệnh thì phải chăm sóc, phun thuốc, như vậy mới tránh được rủi ro”.
Không chỉ nổi tiếng trong vùng bởi trồng măng tây hiệu quả, ông Quang còn được nhiều người khâm phục bởi tính cần cù, ham học hỏi, tìm tòi những sáng kiến mới phục vụ lao động sản xuất. Nhờ vậy, trong vụ ngập úng mới đây, từ việc chủ động đắp ô đê bao, đặt máy bơm tát nước nên khu rẫy của ông không bị ảnh hưởng gì.
Có thể bạn quan tâm

Để giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập khẩu, trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam, Bộ NN-PTNT đặt ra chỉ tiêu tăng số lượng đàn bò sữa đạt 500.000 con vào năm 2020 để có sản lượng sữa khoảng 1 triệu tấn sữa tươi mỗi năm.

Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.

Nhiều hộ đã chịu khó tìm tòi đầu tư con giống, xây dựng chuồng trại quy mô và nhím được coi là vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là “khủng” cho người dân nơi đây, có không ít hộ giàu lên nhờ nuôi nhím. Còn giờ đây, giá nhím rớt thê thảm, khiến nhiều hộ chăn nuôi con vật này rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”.

Những ngày qua, hàng trăm hecta cà phê trên địa bàn xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bị rụng trái hàng loạt. Người trồng cà phê ở đây rất lo lắng, vì chưa có biện pháp xử lý. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng chưa xác định được nguyên nhân của tình trạng này để hướng dân cho nông dân.

Trong thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đã chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có múi đã và đang mang lại lợi nhuận cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của nhiều địa phương.