Ông Thành Giỏi Nuôi Cá Lồng

Năm 1981, ông Thành phục viên rồi lấy vợ. Để nuôi gia đình, ông đấu thầu hơn 1ha đất ngoài bãi sông Kinh Thầy để cấy lúa, trồng ngô, khoai… Nhưng do thiên tai, cái đói, nghèo cứ bám lấy gia đình ông.
Những ngày đầu năm nay, chúng tôi tìm về thăm mô hình chăn nuôi cá lồng của ông Nguyễn Thế Thành ở thôn Quảng Tân, xã Nam Tân (Nam Sách, Hải Dương). Đang cho cá ăn, ông Thành hồ hởi bảo: “Thời điểm cuối năm người nuôi cá bận rộn nhất, quyết định thắng, thua cho cả năm”.
Năm 1981, ông Thành phục viên rồi lấy vợ. Để nuôi gia đình, ông đấu thầu hơn 1ha đất ngoài bãi sông Kinh Thầy để cấy lúa, trồng ngô, khoai… Nhưng do thiên tai, cái đói, nghèo cứ bám lấy gia đình ông.
Đúng vào thời điểm đó, trong xã có một số hộ nuôi cá lồng trên sông giàu lên nhanh chóng. Ông Thành đã tìm đến tham quan và thấy đây là một mô hình mới, cho hiệu quả rất cao. Ông về bàn với vợ, đi vay vốn ngân hàng mua 3 lồng cá lăng nuôi ké vào trại của người bạn hàng xóm. Cuối vụ đó, ông thu được gần 300 triệu đồng.
Thời gian nuôi nhờ cá với trại của bạn, ông đã học được và nắm rất chắc kỹ thuật nuôi cá lồng. Năm 2010, thấy lượng vốn trong tay đã đủ, ông xây dựng trại nuôi cá riêng. Vụ đầu, ông nuôi 10 lồng cá lăng và cá diêu hồng, thu được gần 20 tấn cá thương phẩm, trừ chi phí, ông thu về gần 1 tỷ đồng.
Năm 2013, với diện tích 4ha mặt nước, ông nuôi 35 lồng cá lăng, diêu hồng và 5 lồng cá chép giòn. “Dự kiến, 40 lồng cá của tôi sẽ cho khoảng 80 tấn cá thương phẩm, năm nay tôi thu về không dưới 10 tỷ đồng” - ông Thành khoe.
Trại nuôi cá của ông còn tạo công ăn việc làm cho 5 lao động địa phương với lương lên đến 5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều hộ được ông hướng dẫn nuôi cá đã thoát nghèo, có thu nhập bền vững như hộ anh Mai Quang Chất, ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Quảng Tân…
Bà con có nhu cầu tư vấn kỹ thuật nuôi cá, liên hệ với ông Nguyễn Thế Thành qua số điện thoại: 0977.664.295.
Có thể bạn quan tâm

Cũng theo ông Bảo, sau đợt xuất hàng này, phía đối tác Ukraina tiếp tục ký hợp đồng nhập khẩu xoài của Hợp tác xã xoài Suối Lớn với số lượng ban đầu khoảng 1-2 container/tháng (1 container trên 20 tấn). Hiện Hợp tác xã đã có kinh nghiệm xử lý xoài ra trái rải vụ nên có thể đáp ứng được các đơn đặt hàng trái xoài tươi quanh năm.

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có khoảng 3.300ha vườn cây ăn trái. Nếu như trước đây phần lớn trồng cây có múi thì hiện nay tùy theo điều kiện thổ nhưỡng từng vùng và thị trường mà các xã, thị trấn có loại trái cây thế mạnh riêng.

Đến nay, thôn có 70/109 hộ trồng táo với tổng diện tích gần 10 ha. Từ hơn 10 năm trước, gia đình chị Dương Thị Lựu, thôn Đồng Vân đã trồng táo trên đất cấy lúa không ăn chắc, nhờ đó mà kinh tế trở nên khá giả. Vụ này, chị thu ba tấn quả từ ba sào táo, lãi gần 30 triệu đồng.

Ông cũng từng trồng một số cây quýt - loại quýt cổ bản địa trên diện tích này nhưng hiệu quả kinh tế không đáng kể. Thu nhập chính của gia đình suốt ngần ấy năm chỉ trông vào một ít đất ruộng cấy lúa, chăn nuôi vài con lợn, con gà, kinh tế chủ yếu tự cấp, tự túc.

Hiện các vườn nho ở Ninh Thuận đang thu hoạch vụ chính, năng suất cao xấp xỉ 2 tấn/sào nên người trồng nho được lợi kép, tức vừa được mùa lại trúng giá. Ước tính mỗi sào nho, nông dân lãi ròng khoảng 25-27 triệu đồng.