Ông Thành Giỏi Nuôi Cá Lồng

Năm 1981, ông Thành phục viên rồi lấy vợ. Để nuôi gia đình, ông đấu thầu hơn 1ha đất ngoài bãi sông Kinh Thầy để cấy lúa, trồng ngô, khoai… Nhưng do thiên tai, cái đói, nghèo cứ bám lấy gia đình ông.
Những ngày đầu năm nay, chúng tôi tìm về thăm mô hình chăn nuôi cá lồng của ông Nguyễn Thế Thành ở thôn Quảng Tân, xã Nam Tân (Nam Sách, Hải Dương). Đang cho cá ăn, ông Thành hồ hởi bảo: “Thời điểm cuối năm người nuôi cá bận rộn nhất, quyết định thắng, thua cho cả năm”.
Năm 1981, ông Thành phục viên rồi lấy vợ. Để nuôi gia đình, ông đấu thầu hơn 1ha đất ngoài bãi sông Kinh Thầy để cấy lúa, trồng ngô, khoai… Nhưng do thiên tai, cái đói, nghèo cứ bám lấy gia đình ông.
Đúng vào thời điểm đó, trong xã có một số hộ nuôi cá lồng trên sông giàu lên nhanh chóng. Ông Thành đã tìm đến tham quan và thấy đây là một mô hình mới, cho hiệu quả rất cao. Ông về bàn với vợ, đi vay vốn ngân hàng mua 3 lồng cá lăng nuôi ké vào trại của người bạn hàng xóm. Cuối vụ đó, ông thu được gần 300 triệu đồng.
Thời gian nuôi nhờ cá với trại của bạn, ông đã học được và nắm rất chắc kỹ thuật nuôi cá lồng. Năm 2010, thấy lượng vốn trong tay đã đủ, ông xây dựng trại nuôi cá riêng. Vụ đầu, ông nuôi 10 lồng cá lăng và cá diêu hồng, thu được gần 20 tấn cá thương phẩm, trừ chi phí, ông thu về gần 1 tỷ đồng.
Năm 2013, với diện tích 4ha mặt nước, ông nuôi 35 lồng cá lăng, diêu hồng và 5 lồng cá chép giòn. “Dự kiến, 40 lồng cá của tôi sẽ cho khoảng 80 tấn cá thương phẩm, năm nay tôi thu về không dưới 10 tỷ đồng” - ông Thành khoe.
Trại nuôi cá của ông còn tạo công ăn việc làm cho 5 lao động địa phương với lương lên đến 5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều hộ được ông hướng dẫn nuôi cá đã thoát nghèo, có thu nhập bền vững như hộ anh Mai Quang Chất, ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Quảng Tân…
Bà con có nhu cầu tư vấn kỹ thuật nuôi cá, liên hệ với ông Nguyễn Thế Thành qua số điện thoại: 0977.664.295.
Có thể bạn quan tâm

Nằm trong dự án phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay, xã Hùng Lô được UBND thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đầu tư dự án nuôi thí điểm gà ri lai thả đồi, vườn. 35 hộ trải đều ở 10 khu dân cư trong xã được lựa chọn mô hình nuôi gà thí điểm, đó là những hộ có diện tích đồi, vườn phù hợp, có nhân công lao động, nhiệt huyết chăn nuôi, kinh tế ổn định. Với tổng đàn 7000 con gà 1 ngày tuổi, bình quân 200 con/hộ, các hộ chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y trong thời gian 4 tháng khi gà đảm bảo thời gian xuất bán.

Phải thuyết phục nhiều lần, chị Thắm (một tiểu thương chuyên kinh doanh trái cây ở chợ đầu mối Bình Điền, TP HCM) mới cho tôi tháp tùng nhóm người làm công của chị xuống Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và Cái Mơn (tỉnh Bến Tre) để thu mua sầu riêng, chuối, mít chở lên TP HCM bán.

Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có diện tích nuôi nghêu khoảng 2000 ha, tập trung ở các cồn Vạn Liễu, cồn Ông Mão, ấp Cây Bàng, Cầu Muống và Tân Phú thuộc xã Tân Thành, hàng năm ngư dân thu hoạch từ 20.000 - 30.000 tấn nghêu thương phẩm đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngư dân vùng biển, riêng Ban Quản lý cồn bãi trực thuộc UBND huyện, quản lý, nuôi và khai thác 350 ha thuộc khu vực cồn Ông Mão, hàng năm từ nguồn thu hoạch nghêu, thu về cho ngân sách huyện chiếm gần 50%.

Phòng Kinh tế hạ tầng và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa phối hợp tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi heo rừng lai tại xã Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai.

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.