Ông Tạ Thành Công Trong Nuôi Cá Hồi Tại Mẫu Sơn

Như đã thành thông lệ, cứ vào những ngày cuối tuần, du khách trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn lại nô nức kéo lên tham quan nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Mẫu Sơn (DLMS).
Tại đây, du khách được thưởng thức những món ăn mang đậm nét “văn hoá ẩm thực “của dân tộc Dao tại Khu du lịch Mẫu Sơn như: gà 6 cựa, ếch hương, các loại rau rừng, đào Mẫu Sơn, mật ong, chè shan tuyết, rượu men lá Mẫu Sơn...
Đặc biệt từ cuối tháng 4/2013 du khách đến tham quan tại Khu DLMS còn được thưởng thức món cá hồi - một loài cá sống trong môi trường nước lạnh (nhiệt độ dưới 20 độ C) có xuất xứ từ châu Âu, do ông Hoàng Văn Tạ nuôi thành công tại Khu DLMS.
Năm 2000, khi tỉnh Lạng Sơn triển khai xây dựng khu DLMS, ông Tạ đã tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách tham quan. Sau gần 10 năm hoạt động, ông Tạ luôn trăn trở làm sao thu hút được khách du lịch thập phương đến với mảnh đất huyền thoại.
Tình cờ ông nghe được thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về nuôi cá hồi tại khu vực Sa Pa - một vùng có khí hậu ôn đới gần giống như khí hậu khu vực núi Mẫu Sơn.
Nắm bắt được thông tin, ông lặn lội đi hơn 1.000 km tìm đến các cơ sở nuôi cá hồi tại Sa Pa. Qua khảo sát ông thấy, nuôi cá hồi không phải là khó, mà cần có các điều kiện riêng biệt tương đối khắt khe như nguồn nước bảo đảm trong, sạch, lạnh và có lượng ô xy cao.
Liên hệ với nơi đang sinh sống, ông thấy khu vực gần suối Khuổi Cấp, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình có điều kiện cho việc phát triển nuôi cá hồi. Sau nhiều trăn trở, ông bàn với gia đình đi đến quyết định đầu tư hệ thống bể nuôi cá hồi và lặn lội lên Sa Pa đến 6 lần để học hỏi kinh nghiệm cách xây dựng bể nuôi và kỹ thuật nuôi.
Năm 2007, ông chính thức bắt tay vào đầu tư thực hiện ý tưởng nuôi cá hồi tại thôn Khuổi Cấp thuộc khu vực Mẫu Sơn. Bước đầu gia đình ông đầu tư trên 350 triệu đồng vào các hạng mục: kéo hệ thống điện thắp sáng đến khu vực xây dựng bể nuôi dài 1 km; đổ bê tông một số đoạn đường dốc vào thôn; tiến hành xây nhà kho, nhà trông cá và xây 6 bể nuôi cá hồi. Nguồn nước được lấy từ suối Khuổi Cấp lắp ống dẫn chảy tự nhiên về các bể. Con cá hồi giống mua tại Sa Pa; thức ăn mua tại các công ty chuyên sản xuất thức ăn cho cá.
Sau nhiều năm nuôi thử nghiệm, đến nay, ông Tạ đã thành công trong việc đưa sản phẩm cá hồi vào danh mục món ăn đặc sản phục vụ khách du lịch. Ông Tạ cho biết: cá hồi sau một năm tuổi nặng từ 1,5- 2 kg/con. Hiện nay giá cá hồi tươi bán cho khách 350.000 đồng/kg. Nhân dịp 30/4/2013, ông chính thức khai thác sản phẩm cá hồi vào việc chế biến món ăn phục vụ khách và nhận được nhiều lời khen.
Đây là món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng và phù hợp với túi tiền của người dân. Tính đến thời điểm này, ông đã khai thác và chế biến phục vụ khách du lịch khoảng 3 tạ cá hồi và trong bể còn khoảng 6 tạ nữa. Vào những ngày nghỉ cuối tuần của tháng 7/2013, tại cơ sở lưu trú của gia đình ông (Khu DLMS), luôn có từ 50-80 lượt khách đến thưởng thức món cá hồi.
Hiện nay, cá hồi do ông Tạ nuôi thành công đã tăng thêm một món ăn mang hương vị mới trong danh mục “Văn hoá ẩm thực“ tại Mẫu Sơn, mở ra triển vọng xoá đói giảm nghèo và thu hút khách du lịch đến với Khu DLMS.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đàn bò tăng nhưng đàn trâu lại có xu hướng giảm. Thời điểm này, toàn tỉnh có gần 70 nghìn con trâu, giảm trên 600 con so với cùng kỳ.

Sau gần chục năm nuôi dê, anh Lê Văn Hồng, thôn Hồ Lương, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có thu nhập cao từ loài vật này.

Xã Lùng Khấu Nhin (Lào Cai): Thêm 44 hộ được nhận lợn giống luân chuyển Đến nay, 41 hộ dân tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã được nhận luân chuyển 44 con giống lợn đen địa phương, trong đó có 41 con cái, 3 con đực.

Sau 3 năm triển khai mô hình chăn nuôi bò để giảm nghèo, 15 hộ dân ở xã Đa Lộc (Đồng Xuân - Phú Yên) đã giảm nghèo bền vững, có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mô hình này vừa được biểu dương tại Hội nghị đánh giá giữa kỳ công tác giảm nghèo giai đoạn 2011-2015.

Ngoài ra, quy hoạch cũng đưa ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu như: Nâng cao chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi; bố trí quỹ đất; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xử lý môi trường; nguồn vốn đầu tư…