Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Nguyễn Hoài Nam Vươn Lên Từ Mô Hình Trồng Xen Canh, Lấy Ngắn Nuôi Dài Ở Tiền Giang

Ông Nguyễn Hoài Nam Vươn Lên Từ Mô Hình Trồng Xen Canh, Lấy Ngắn Nuôi Dài Ở Tiền Giang
Ngày đăng: 23/04/2013

Hiện nay, xu hướng trồng xen canh, lấy ngắn nuôi dài đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Điển hình là ông Nguyễn Hoàng Nam, ấp An Bình, Xã An Cư, huyện Cái Bè (Tiền Giang) thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đưa kinh tế gia đình ngày càng đi vào ổn định.

Khi gia đình ông ra riêng, cha mẹ cho 5 công đất vườn. Thấy cây nào có giá trị kinh tế cao thì ông trồng ngay cây đó, trồng cam, liên tục nhiều năm liền cam rớt giá, chán nản, ông bỏ phế ruộng vườn nhiều năm liền.

Không đầu hàng số phận, ông kiên nhẫn đi học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi khác và thấy mô hình "lấy ngắn nuôi dài" mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2008, ông mạnh dạn phá bỏ vườn cam, tiến hành trồng sầu riêng và xoài cát Hòa Lộc. Đây là hai loại cây dài ngày mới cho trái, mất nhiều thời gian chăm sóc, thế là ông trồng thêm các loại cây rau màu xen lẫn vào vườn sầu riêng và vườn xoài như ớt, đu đủ, cà tím và nhiều loại cây ngắn ngày khác. Nhiều năm liền, rau màu trúng mùa, được giá mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Theo ông Nam trồng cây theo phương thức lấy ngắn nuôi dài có nhiều cái lợi: Khi bón phân cho rau màu trồng xen, thì các loại cây ăn trái dài ngày cũng được bón phân theo, nên tiết kiệm được một lượng phân, thuốc, công chăm sóc khá lớn. Với cách trồng này, hàng năm ông thu về hàng trăm triệu đồng từ cây rau màu, giúp gia đình có thêm kinh phí chăm sóc cho các cây dài ngày khác.

Ông Nam cho biết: "Từ khi trồng xen canh theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, kinh tế gia đình dần dần được cải thiện, tạo được nguồn vốn để đầu tư chăm sóc cho các cây ăn trái dài ngày".

Hiện tại, vườn cây của ông đang cho trái rất sai, hứa hẹn một vụ mùa thắng lợi. Bên cạnh đó ớt và đu đủ cũng đang trong mùa thu hoạch với giá cao. Ông Nam ước tính với giá cả như hiện nay sau khi trừ các chi phí, chỉ tính riêng ớt và đu đủ trồng xen canh vụ này đã mang lại cho gia đình ông trên 30 triệu đồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi mà trong phong trào Hội Nông dân tại địa phương, ông Nam luôn là một hội viên tích cực tham gia. Ông giúp đỡ các hội viên khó khăn vươn lên trong cuộc sống, khuyến khích bà con trồng xen canh theo phương thức lấy ngắn nuôi dài. Ông còn xung phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới, vận động bà con hiến đất làm đường, tạo sự khang trang, đổi mới trong xóm làng.

Ông Phan Đình Long, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Cư chia sẻ: "Thời gian đầu, bà con nơi đây ít ai trồng theo mô hình xen canh lấy ngắn nuôi dài. Nhưng khi thấy gia đình anh Nam trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó bà con học hỏi và làm theo. Không chỉ sản xuất giỏi, anh Nam còn là một Chi hội phó Chi hội Nông dân của ấp nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ bà con phát triển kinh tế, cùng nhau xóa đói giảm nghèo".

Ngôi nhà tường kiên cố, đầy đủ tiện nghi, các con được học hành đến nơi đến chốn là thành quả của bao năm miệt mài lao động sáng tạo của ông Nguyễn Hoàng Nam. Nhiều năm liền, ông nhận được giấy khen, bằng khen các cấp và giữ vững danh hiệu "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" cấp tỉnh từ năm 1995 đến nay.


Có thể bạn quan tâm

Giảm giá thành cá tra Giảm giá thành cá tra

Thời gian qua nhiều cơ sở nuôi cá tra thua lỗ, thậm chí bị phá sản do không bán được cá hoặc bán với giá thấp, tỉ lệ ao nuôi không chiếm 60 - 70%.

28/07/2015
Sản xuất rau an toàn còn nhiều khó khăn Sản xuất rau an toàn còn nhiều khó khăn

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm 2015, các vùng dự án rau an toàn (RAT) của tỉnh tiếp tục được sản xuất với diện tích 157,5/360ha, đạt 43,7% kế hoạch năm. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án sản xuất RAT còn một số khó khăn nhất định, một số nơi mô hình chỉ dừng lại ở mức độ trình diễn.

28/07/2015
Giải pháp phát triển sản xuất bền vững cho vùng Ngọt hóa Gò Công Giải pháp phát triển sản xuất bền vững cho vùng Ngọt hóa Gò Công

Dù được đánh giá là thành công bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, song sau 40 năm triển khai và vận hành, Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công (gọi là Dự án ngọt hóa Gò Công) đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất bền vững trong vùng dự án là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị “Giải pháp sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công” do UBND tỉnh vừa tổ chức.

28/07/2015
Cà Mau đang vào thời điểm thích hợp cho nuôi tôm công nghiệp Cà Mau đang vào thời điểm thích hợp cho nuôi tôm công nghiệp

Kết quả quan trắc môi trường nước tại 4 huyện: Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi (Cà Mau) do Chi cục Nuôi trồng thủy sản vừa công bố cho thấy, các thông số về nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, độ pH đều đạt ngưỡng cho phép, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản mặn lợ, thuận lợi cho nuôi tôm công nghiệp.

28/07/2015
Kháng sinh, chất cấm kẻ thù của ngành chăn nuôi Kháng sinh, chất cấm kẻ thù của ngành chăn nuôi

Bàn về vấn đề phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát từng lo ngại tình trạng sử dụng kháng sinh quá mức và các chất cấm trong chăn nuôi sẽ phá vỡ ngành này trong thời gian tới.

28/07/2015