Ông Nguyễn Đức Minh Điển Hình Sản Xuất Giỏi

Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, ông Nguyễn Đức Minh ở thôn Hộ Diêm 1, xã Hộ Hải (huyện Ninh Hải) vượt qua những thất bại, vươn lên làm giàu nhờ nuôi ốc hương và chim bồ câu.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Minh theo lời giới thiệu của ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hộ Hải. Mặc dù đã ngoài tuổi 50, ông vẫn lanh lẹ, thoăn thoắt tay làm. Vừa nhặt mẻ ốc hương, ông cho biết, hiện gia đình ông có 1,6 ha đìa ven đầm Nại và là hộ duy nhất ở thôn Hộ Diêm còn nuôi ốc hương.
Mỗi năm một vụ, từ tháng 3 đến tháng 8, ông thả xuống 60 vạn con cho 3 sào với số tiền đầu tư khoảng 300 triệu đồng. Ốc hương thu hoạch đạt 700 – 800 kg/ sào, giá bán hiện nay 200.000 đồng/ kg, trừ các chi phí ông thu về 90 triệu đồng mỗi năm.
Để phòng tránh dịch bệnh, ông thả ốc hương luân phiên các ao. Diện tích mặt nước còn lại để phát triển tự nhiên, trở thành nơi thu hút trú ngụ tôm, cá từ đầm Nại. Gia đình ông dùng lưới đánh bắt quanh năm. Nguồn thức ăn chủ yếu nuôi ốc hương là cua, ghẹ, cá tươi và đòi hỏi môi trường nước đảm bảo độ mặn ổn định.
Ông Minh chia sẻ : “ Muốn nuôi thả lâu dài bất kỳ con gì, quan trọng nhất là nguồn nước đầm Nại phải sạch và mở rộng hệ thống mương thoát nước.” Tận dụng không gian trên các bờ đìa, gia đình ông làm chuồng nuôi 250 cặp chim bồ câu. Trung bình mỗi tháng ông xuất bán 80 con bồ câu ra ràng với giá mỗi cặp 50.000 đồng, cho nguồn thu đều đặn 2 triệu đồng.
Để có thêm thu nhập, vợ chồng ông còn kinh doanh thêm dịch vụ cưới hỏi. Hàng năm gia đình ông duy trì đàn heo thịt trên 10 con và 300 con gà ta, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, phục vụ món ăn cho các tiệc cưới. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, ông Minh còn giúp cho 10 lao động địa phương có việc làm. Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hộ Hải cho biết: “ Ông Minh cần cù, chịu khó, năng động và sáng tạo làm kinh tế. Ông được xã Hộ Hải đề nghị UBND huyện Ninh Hải khen thưởng về thành tích lao động, sản xuất.”
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT vừa có công điện yêu cầu các địa phương sớm hướng dẫn, kiểm tra chứng nhận và công khai địa chỉ cơ sở chăn nuôi an toàn, không có dịch. Từ đó, có biện pháp khuyến khích tiêu thụ gia cầm sạch từ các cơ sở này.

Ngày 4-3, tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp với Nông trường Sông Hậu tổ chức hội thảo giới thiệu, đánh giá các giống lúa mới và tăng cường hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh lúa giống”.

Tại một số địa phương chuyên canh về cây lúa của huyện Krông Ana (Dak Lak), hiện người dân đã chuyển đổi một phần diện tích lúa sang trồng khoai lang với lý do: lợi nhuận sau khi trừ chi phí cao hơn hẳn trồng lúa…

Từ lâu, thanh long là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, được trồng tập trung ở huyện Chợ Gạo. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang), bên cạnh cây khóm và khoai mỡ, cây thanh long cũng đã bén rễ ở vùng đất mới này.

Năm 2013, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) chỉ gieo trồng hơn 40 ha dưa hấu, do thời tiết thuận lợi, dưa hấu đạt năng suất cao, bên cạnh đó giá bán ra thị trường khá cao từ 7.000-8.000 đồng/kg, tính bình quân người nông dân trồng dưa hấu thu lãi từ 200 – 250 triệu đồng/ha.