Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).
Từ 1,2 ha nuôi tôm quảng canh truyền thống, mỗi năm ông thu nhập trên dưới 40 triệu đồng, trừ chi phí con giống thì số tiền còn lại chỉ đủ chi tiêu qua ngày. Từ đó, chuyện nâng cao thu nhập để cải thiện kinh tế gia đình là điều trăn trở đối với ông.
Từ việc tiếp thu kinh nghiệm nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao qua báo, đài, các lớp tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến ngư tỉnh, huyện, ông Năm mạnh dạn đào ao với diện tích 1.500 m2 thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Vụ nuôi đầu ông đã thành công. Với việc thả nuôi 12.000 con post sú, mật độ 8 con/m2, sau hơn 4 tháng nuôi, ông thu được trên 400 kg, lãi hơn 30 triệu đồng.
Kết quả này đã khích lệ, động viên ông tiếp tục trải nghiệm trên mô hình nuôi mới mang lại hiệu quả cao. Do kinh nghiệm nuôi chưa cao nên ông thất bại trong vụ nuôi thứ hai và tích lũy thêm kinh nghiệm cho những vụ nuôi tiếp.
Giờ đây, việc sử dụng các loại thuốc, hoá chất ông đã thuộc lòng, và cân nhắc thật kỹ trước khi dùng. Bởi nếu lạm dụng, hiệu quả không bao nhiêu nhưng tốn nhiều chi phí. Trong nuôi tôm, việc quản lý tốt môi trường ao nuôi như thức ăn, các yếu tố pH, độ kềm, độ mặn... được ông đặt lên hàng đầu. Hiện nay, ông đang nuôi vụ thứ ba, tôm được 3,5 tháng tuổi, trung bình 50 con/kg. Dự kiến sau 5 tháng nuôi, ông thu không dưới 50 triệu đồng.
Từ những thành công của ông Nguyễn Bé Năm đã cổ vũ tinh thần nông dân trong ấp rất lớn. Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Phú Thạnh Trần Việt Thắng cho biết: “Đến nay trong ấp có 11 hộ thực hiện mô hình này mang lại thu nhập cao cho gia đình. Đây là mô hình hiệu quả đầu tiên của ấp, cũng là mô hình chủ lực trên mặt trận xoá nghèo của địa phương trong thời gian tới".
Có thể bạn quan tâm

Sáng 19.10, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra của Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh (QPAN) Trung ương do Thượng tướng, PGS-TS Võ Tiến Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Hội đồng giáo dục QPAN Trung ương.

Bà Lê Thị Thanh Hương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) cho biết như vậy tại buổi họp báo ngày 19.10 về Festival Nông nghiệp 2015. Theo bà Hương: Hiện tại, hệ thống kho chứa bảo quản lúa, gạo đã có khối lượng lớn.

Xã Bình Giang từng là địa phương nghèo nhất nhì của vùng cát trắng Thăng Bình (Quảng Nam). Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Giang đã ra khỏi danh sách xã nghèo với những bước chuyển mình ngoạn mục.

Từ một người phụ nữ không biết chữ, chị Trần Thị Bé, ở thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành một nữ “đại gia” với việc sở hữu tới trên 1.000 con lợn.

Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.