Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau
Ngày đăng: 27/05/2013

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).

Từ 1,2 ha nuôi tôm quảng canh truyền thống, mỗi năm ông thu nhập trên dưới 40 triệu đồng, trừ chi phí con giống thì số tiền còn lại chỉ đủ chi tiêu qua ngày. Từ đó, chuyện nâng cao thu nhập để cải thiện kinh tế gia đình là điều trăn trở đối với ông.

Từ việc tiếp thu kinh nghiệm nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao qua báo, đài, các lớp tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến ngư tỉnh, huyện, ông Năm mạnh dạn đào ao với diện tích 1.500 m2 thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Vụ nuôi đầu ông đã thành công. Với việc thả nuôi 12.000 con post sú, mật độ 8 con/m2, sau hơn 4 tháng nuôi, ông thu được trên 400 kg, lãi hơn 30 triệu đồng.

Kết quả này đã khích lệ, động viên ông tiếp tục trải nghiệm trên mô hình nuôi mới mang lại hiệu quả cao. Do kinh nghiệm nuôi chưa cao nên ông thất bại trong vụ nuôi thứ hai và tích lũy thêm kinh nghiệm cho những vụ nuôi tiếp.

Giờ đây, việc sử dụng các loại thuốc, hoá chất ông đã thuộc lòng, và cân nhắc thật kỹ trước khi dùng. Bởi nếu lạm dụng, hiệu quả không bao nhiêu nhưng tốn nhiều chi phí. Trong nuôi tôm, việc quản lý tốt môi trường ao nuôi như thức ăn, các yếu tố pH, độ kềm, độ mặn... được ông đặt lên hàng đầu. Hiện nay, ông đang nuôi vụ thứ ba, tôm được 3,5 tháng tuổi, trung bình 50 con/kg. Dự kiến sau 5 tháng nuôi, ông thu không dưới 50 triệu đồng.

Từ những thành công của ông Nguyễn Bé Năm đã cổ vũ tinh thần nông dân trong ấp rất lớn. Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Phú Thạnh Trần Việt Thắng cho biết: “Đến nay trong ấp có 11 hộ thực hiện mô hình này mang lại thu nhập cao cho gia đình. Đây là mô hình hiệu quả đầu tiên của ấp, cũng là mô hình chủ lực trên mặt trận xoá nghèo của địa phương trong thời gian tới".


Có thể bạn quan tâm

Độc đáo nghề lưới lặn ở Bạc Liêu Độc đáo nghề lưới lặn ở Bạc Liêu

Thay vì dùng máy tầm ngư thì ngư dân làm nghề lưới lặn ở Bạc Liêu lại lặn xuống biển để “nghe” và xác định vị trí đàn cá rồi bủa lưới đánh bắt. Hình thức đánh bắt độc đáo này được truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi tàu lưới lặn có thể thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/ngày.

05/06/2015
Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.300 ha Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.300 ha

Theo thống kê của cơ quan chức năng, đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh Quảng Trị đạt 1.306 ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.

05/06/2015
An Giang không còn là tỉnh nuôi cá tra số 1 ĐBSCL An Giang không còn là tỉnh nuôi cá tra số 1 ĐBSCL

Đó là kết quả khảo sát mới nhất do Hiệp hội Cá tra Việt Nam công bố. Đến tháng 4-2015, địa phương đứng đầu về diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL là Đồng Tháp (393 héc-ta, sản lượng 125.362 tấn), kế đến là Bến Tre (221 héc-ta, sản lượng 40.570 tấn), An Giang xếp thứ 3 (170 héc-ta, sản lượng 69.512 tấn), đứng sau là Cần thơ (109 héc-ta, sản lượng 34.552 tấn).

05/06/2015
Móng Cái (Quảng Ninh) nỗ lực dập dịch bệnh trên tôm nuôi Móng Cái (Quảng Ninh) nỗ lực dập dịch bệnh trên tôm nuôi

Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh), tính đến thời điểm ngày 3-6, diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh trên địa bàn thành phố là 280,42 ha/1020 ha; số hộ bị ảnh hưởng là 383 hộ.

05/06/2015
Ếch đồng đầu mùa mưa có giá cao kỷ lục Ếch đồng đầu mùa mưa có giá cao kỷ lục

Sau những cơn mưa đầu mùa, người dân ở các huyện phía đông của tỉnh Tiền Giang soi ếch đồng bán được giá cao kỷ lục so với những mùa mưa trước đây. Hiện một kg ếch ở các chợ xã, huyện trong tỉnh được thương lái thu mua với giá 100.000 - 110.000 đồng/kg, sau đó bán lại với giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg.

05/06/2015