Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Miên mía

Ông Miên mía
Ngày đăng: 03/11/2015

Mặc dù không phải là người có diện tích trồng mía lớn nhất tỉnh, tuy nhiên, về mức độ “chịu chơi” trong đầu tư thâm canh thì không ai sánh bằng.

Ông luôn trăn trở để cây mía có năng suất cao, chất lượng tốt, nông dân trồng mía có thu nhập và đặc biệt là cây mía có đủ sức cạnh tranh, đứng vững trong thời kỳ hội nhập sắp tới.

Từ đó, ông quyết tâm đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh mía.

Bắt đầu trồng mía từ năm 1989.

Đến năm 1995, khi nhận giống mía ROC10 từ chương trình nhân nhanh các giống mới của ngành nông nghiệp chuyển giao, ông đã thực sự gắn bó đời mình với cây mía.

Khi nhân giống thành công, giống mía ROC10 đã được chuyển giao cho các địa bàn khác trong tỉnh và tạo bước đột phá về năng suất mía thời bấy giờ.

Sau đó, hàng năm ông đều đầu tư, cập nhật thêm các giống mía mới.

Hiện nay, trang trại 30 ha mía của ông có mặt các giống mía “hot” như: KK3, Suphanburi 7…

Song song với đầu tư về giống, ông cũng chú trọng kỹ thuật chăm sóc mía như bón phân cân đối, làm cỏ, bóc lá mía đúng qui trình – cuối vụ, dùng máy băm lá và cày lấp để bổ sung chất hữu cơ cho đất - đây là công đoạn mà rất ít nông dân trồng mía thực hiện được.

Xác định nước là yếu tố quan trọng trong thâm canh tăng năng suất, ông đã mạnh dạn bỏ ra hơn 200 triệu đồng để đầu tư 02 hồ nước tưới, bồn chứa nước trên cao, máy bơm và hệ thống đường ống tưới dẫn đi khắp trang trại.

Nhờ vậy, năng suất mía niên vụ 2013 - 2014 của ông đạt 140 - 150 tấn/ha, chữ đường từ 9 - 11%.

 

Mô hình tưới phun mưa thử nghiệm tại trang trại trồng mía của ông Miên

Không chỉ dừng lại ở đó, mức độ “chịu chơi” của ông còn được nâng lên một bước mới khi trong năm 2015, ông là người đầu tiên trong tỉnh “rinh” về nguyên dàn máy Kubota bao gồm cả đầu kéo, máy làm cỏ, bón phân...

với tổng trị giá lên đến 1,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông cũng đang tiến hành thử nghiệm việc tưới phun mưa cho mía ở qui mô nhỏ.

Trao đổi với chúng tôi, ông cho biết, năng suất mía hiện nay của ông tuy cao nhưng giá thành vẫn còn cao.

Đầu tư máy móc, cơ giới hóa là biện pháp hữu hiệu nhất giúp ông hạ giá thành.

Chỉ riêng với khâu trồng mía và bón phân lót bằng máy cũng đã tiết kiệm được 50% chi phí so với trồng thủ công.

Thời gian trồng rút ngắn: 01 ha/ngày, đảm bảo ẩm độ đồng đều trên toàn bộ ruộng mía.

Dùng máy làm cỏ, bón phân Kubota với chi phí 800.000 đồng/ha/lần trong khi làm cỏ và bón phân bằng tay phải tốn 20 công/ha/lần với chi phí khoảng 2.600.000 đồng/ha, đồng thời, việc làm cỏ bằng máy chuyên dụng cũng làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho mía sinh trưởng, phát triển tốt.

Đây là 02 công đoạn chủ yếu với chi phí lao động chiểm tỷ trọng lớn.

Khi áp dụng cơ giới hóa, chi phí giảm mạnh, giá thành mía chắc chắn sẽ giảm rất nhiều.

 

Đoàn công tác Trung tâm KNKN Phú Yên tham quan giàn máy Kubota tại hộ ông Miên

Một khâu khác cũng quan trọng không kém cấu thành giá mía là khâu thu hoạch.

Hiện nay, trong các vùng nguyên liệu mía cả nước nói chung và Phú Yên nói riêng, đa số đều thu hoạch thủ công, chịu áp lực rất lớn về công lao động cũng như giá nhân công khi vào vụ.

Đây cũng là điều mà ông Miên cũng như những nông dân trồng mía khác đang bức xúc, mong mỏi các ngành hữu quan, các doanh nghiệp ngành mía đường quan tâm đầu tư hoặc có chính sách hỗ trợ để đồng bộ việc cơ giới hóa trong sản xuất mía.

Bên cạnh đó, ông Miên luôn hỗ trợ, giúp đỡ bà con nông dân trồng mía trong các vùng lân cận, vận động các hộ trồng mía mạnh dạn đầu tư giống mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện và hướng dẫn nhiệt tình cho bà con trong tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Chính nhờ những đóng góp đó, ông đã từng được Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng bằng khen về thành tích phát triển mía đường giai đoạn 2000 - 2005 và được Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tặng giải thưởng “Vì sự nghiệp nông nghiệp, nông dân, nông thôn” lần thứ nhất vào năm 2010.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Vùng Chuyên Canh Nuôi Ếch Ở Huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) Phát Triển Vùng Chuyên Canh Nuôi Ếch Ở Huyện Tháp Mười (Đồng Tháp)

Hiện nay, huyện Tháp Mười là địa phương có diện tích nuôi ếch lớn nhất tỉnh Đồng Tháp với hơn 40ha. Ước tính, trung bình mỗi năm địa phương có thể cung cấp 5 ngàn tấn ếch thương phẩm cho thị trường. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người chăn nuôi phải liên tục lâm vào cảnh “được mùa mất giá”, khó khăn trong việc tìm đầu ra.

11/03/2014
Công Bố Dịch Cúm H5N1 Tại Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) Công Bố Dịch Cúm H5N1 Tại Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

Ngày 7-3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 587 công bố dịch cúm H5N1 tại huyện Vĩnh Cửu. Dịch xảy ra tại đàn vịt 5 ngàn con ở hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Hương (xã Mã Đà) và đàn vịt 3.200 con của ông Nguyễn Mạnh Hùng (khu phố 7, thị trấn Vĩnh An).

11/03/2014
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Nai Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Nai

Thời gian qua, tại xã Sơn Bình (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều hộ nông nhân đã thành công với mô hình nuôi nai.Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có đời sống khá giả.

11/03/2014
Người Nuôi Gia Cầm Khốn Đốn Vì Ảnh Hưởng Của Dịch Bệnh Người Nuôi Gia Cầm Khốn Đốn Vì Ảnh Hưởng Của Dịch Bệnh

Những ngày gần đây, liên tục có thêm các tỉnh, thành phố công bố xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm. Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) nói riêng cũng như cả tỉnh nói chung, công tác phòng chống dịch đang được tích cực triển khai nhưng giá cả và sức mua mặt hàng này đã tụt dốc, khiến người nuôi lỗ nặng.

11/03/2014
Mô Hình Trồng Tỏi Theo Hướng An Toàn Trên Vùng Đất Cát Ven Biển Khánh Hòa Mô Hình Trồng Tỏi Theo Hướng An Toàn Trên Vùng Đất Cát Ven Biển Khánh Hòa

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa" được Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa thực hiện trong giai đoạn 2012-2014. Sau thành công của mô hình trồng thử nghiệm trong vụ đông xuân năm 2012 – 2013, đề tài tiếp tục được mở rộng và đạt kết quả khả quan.

11/03/2014