Ông Mấu Văn Gớ Làm Giàu Nhờ Nuôi Dê

Bằng tinh thần tự lực tự cường, nông dân Mấu Văn Gớ (50 tuổi) ở xã Phước Chiến (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) vươn lên làm giàu, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm nhờ chăn nuôi gia súc.
Năm 2003, gia đình ông Mấu Văn Gớ chuyển từ làng cũ dưới lòng hồ Sông Trâu về sinh sống tại khu tái định cư thôn Ma Trai. Khởi nghiệp từ 5 con dê bách thảo, ông Gớ biết tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có, hằng ngày chăn thả gia súc dưới những cánh rừng neem.
Ngay cả trong mùa khô hạn, đàn gia súc vẫn được đảm bảo nguồn nước uống nhờ các hồ nước ngọt trong vùng. Với bề dày kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều năm chăn nuôi, đàn dê của ông phát triển về số lượng và ngày càng nâng cao chất lượng đàn.
Hiện nay, ông Mấu Văn Gớ đang sở hữu đàn gia súc lớn nhất ở địa phương, gồm 250 con dê bách thảo và 17 con bò. Nguồn lợi chăn nuôi gia súc kết hợp với canh tác 2 ha đất rẫy, 2 ha điều giúp gia đình ông có cuộc sống no ấm, thu nhập mỗi năm trên 70 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Chưa kể sản phẩm chủ lực là sầu riêng VietGAP, riêng trồng mít xen canh theo kiểu quanh năm ngồi “rung đùi”, anh Tùng cũng kiếm hơn 100 triệu đồng nhờ cơ giới hóa.

Là phụ nữ dân tộc Dao không biết chữ, nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh dạn, sáng tạo, chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.

Từ một hộ nghèo, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang chăn nuôi đa canh, ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn 3/2B, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, Hoà Bình đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Trang trại của ông còn tạo việc làm cho hàng chục lao động của địa phương với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng.

Sau khi chuyển đổi thành công từ nuôi tôm thẻ chân trắng sang mô hình trồng rong nho biển, anh Nguyễn Văn Dỗng lãi ròng mỗi năm 300 triệu đồng.

Một cơ sở sản xuất rau ở Long An mỗi ngày cung cấp ra thị trường 300-400kg rau sạch với giá nửa triệu đồng một kg. Cơ sở này trồng rau bằng hệ thống ánh sáng