Ông Mấu Văn Gớ Làm Giàu Nhờ Nuôi Dê

Bằng tinh thần tự lực tự cường, nông dân Mấu Văn Gớ (50 tuổi) ở xã Phước Chiến (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) vươn lên làm giàu, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm nhờ chăn nuôi gia súc.
Năm 2003, gia đình ông Mấu Văn Gớ chuyển từ làng cũ dưới lòng hồ Sông Trâu về sinh sống tại khu tái định cư thôn Ma Trai. Khởi nghiệp từ 5 con dê bách thảo, ông Gớ biết tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có, hằng ngày chăn thả gia súc dưới những cánh rừng neem.
Ngay cả trong mùa khô hạn, đàn gia súc vẫn được đảm bảo nguồn nước uống nhờ các hồ nước ngọt trong vùng. Với bề dày kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều năm chăn nuôi, đàn dê của ông phát triển về số lượng và ngày càng nâng cao chất lượng đàn.
Hiện nay, ông Mấu Văn Gớ đang sở hữu đàn gia súc lớn nhất ở địa phương, gồm 250 con dê bách thảo và 17 con bò. Nguồn lợi chăn nuôi gia súc kết hợp với canh tác 2 ha đất rẫy, 2 ha điều giúp gia đình ông có cuộc sống no ấm, thu nhập mỗi năm trên 70 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Sau 2 năm tiến hành nuôi thử nghiệm, sáng 28/7, Trung tâm Thủy sản Điện Biên và Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm Hemibarus gattaus thương phẩm trong ao” (sau đây gọi tắt là dự án nuôi cá lăng thương phẩm).
Nhằm tìm ra những đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần đa dạng cơ cấu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, đầu tháng 7/2015, Trung tâm Thủy sản triển khai thí điểm mô hình “nuôi cá chạch đồng trong ao” bằng nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh với tổng kinh phí thực hiện trên 400 triệu đồng.

Đó là nội dung được rất nhiều đại biểu đưa ra thảo luận tại hội nghị "Triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020" do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 22-7.

"Bại hoại với diện tích ao nuôi chỉ khoảng 20% và số thành công những ao nuôi này chỉ 60%. Cũng có hộ nuôi thành công cao hơn nhưng nhờ hạ tầng kỹ thuật tốt, có kiểm soát khuẩn hại và nuôi với mật độ vừa phải. Đến nay, hơn 70% diện tích ao nuôi bỏ trống, nhiều hộ dân, trang trại bỏ nghề, có cơ sở tháo chạy hoàn toàn" - ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh nói về những khó khăn với hội viên của mình 6 tháng đầu năm nay.

Từ đầu năm đến nay, cả nước thu hoạch 228.933 tấn tôm, đạt 33% kế hoạch năm, giảm hơn 12% so cùng kỳ năm ngoái. Dẫn đầu vẫn là sản lượng tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.