Ông Lê Văn Tám Bội Thu Từ Trồng Ổi

Ông Lê Văn Tám ở thôn 1 xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang có vụ thu hoạch bội thu, khi 2.000 gốc ổi cho lứa quả đầu tiên sau gần 2 năm nỗ lực chăm bón. Cứ hai ngày một lượt, khách hàng từ dưới phố lên chọn quả hái khoảng 300 kg. Với giá 6.000 đồng/kg, mỗi lần xuất bán như vậy, ông có 1,8 triệu đồng.
Từ giữa tháng 7 đến nay, khu vườn ổi rộng 2,5 ha ấy đã cho ông hơn 6 tấn quả, trị giá gần 40 triệu đồng. Thu hái liên tục như vậy, nhưng những cây ổi vẫn trĩu quả. Ông Tám cho biết, loại ổi bom da sành lấy giống từ Đồng Nai này cho quả quanh năm. Quả lớn nhất từ 0,7 - 0,8 kg. Chăm bón tốt, mỗi cây cho khoảng 100 kg quả/năm.
Nhẩm tính sơ sơ, khu vườn ổi của lão nông vùng sơn cước này mỗi năm cho 200 tấn quả, bán ngay tại vườn đã thu 1,2 tỷ đồng. Nhiều người ngạc nhiên trước con số khó tin đó và đếm quả trên cây: khoảng 90 quả cả to, nhỏ. “Chừng ấy quả khi thu hoạch đã 60 - 70 kg rồi. Cây ra quả quanh năm mà. Loại ổi này ở Đồng Nai, người ta thu 130 - 150 kg/năm là thường. Thổ nhưỡng ở đây không màu mỡ cho lắm, chăm bón tốt thu 100 - 110 kg/năm trong tầm tay”, ông Tám từ tốn cho biết.
Ông Tám không phải dân gốc ở xã miền núi Hòa Ninh. Sau nhiều năm làm kinh tế trang trại ở Gia Lai với vườn tiêu 2 ha, nhớ Đà Nẵng quê nhà, ông về lại nơi chôn nhau cắt rốn. Chưa kịp nghỉ ngơi, ông bỏ phố lên núi mua đất lập vườn. Bao nhiêu vốn liếng ông dồn cho vườn ổi. Tính ra cả tiền mua đất, xây nhà, lập vườn, cây giống, đầu tư hệ thống tưới bằng vòi phun xoay… ngót 2 tỷ đồng. Thiếu tiền, ông lập dự án đưa xuống Phòng Giao dịch Hòa Sơn thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Hòa Vang xin vay vốn. Cán bộ ngân hàng đến tận nơi thẩm định, quyết định cho ông vay 500 triệu đồng. Có thêm vốn, vừa mua thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất, ông Tám xây thêm chuồng trại nuôi hàng trăm con gà ta, trồng 500 bụi tre lấy măng Điền Trúc. Nay thì cả 3 thứ đều cho thu hoạch, tổng doanh thu khoảng 1,5 - 1,6 tỷ đồng/năm, trừ chi phí lãi ròng hơn 500 triệu.
Gặp bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Phòng giao dịch Hòa Sơn, Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hòa Vang tại vườn ổi, chúng tôi hỏi: “Cho vay số tiền lớn như vậy có sợ khó thu hồi vốn? Kinh tế trang trại, nhất là lĩnh vực trồng cây ăn quả nhiều rủi ro lắm”, bà Hương cho biết: “Với người khác còn có thể nghi ngại, riêng ông Tám thì không. Không chỉ cần cù, chịu khó mà ông còn có kiến thức trong làm kinh tế trang trại, đầu tư bài bản. Và sự nỗ lực của ông đã được đền đáp xứng đáng, chỉ tính vụ ổi bội thu này đã dư sức trả nợ. Những người có nghị lực và khả năng như ông Tám phải tạo điều kiện về vốn để họ mạnh dạn đầu tư làm ra nhiều của cải. Ngân hàng là bạn đồng hành cùng nhà nông mà”.
Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, vào những ngày này nông dân trồng cây ăn trái lại dồn sức chăm sóc, bón phân, xử lý vườn cây ăn trái để cung cấp những trái cây chất lượng tốt nhất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Công ty cổ phần phát triển công nghệ sinh học Dona - Techno (TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước áp dụng thành công mô hình sản xuất trái sầu riêng sạch để đưa vào thị trường Mỹ - thị trường rất khó tính với nông sản nhập khẩu. Dona - Techno cũng là đơn vị đầu tiên trong tỉnh mạnh dạn đầu tư thiết kế vùng nguyên liệu sầu riêng lên đến 6 ngàn hécta tại 4 tỉnh: Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Gắn bó với Dona - Techno từ những ngày đầu thành lập, ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc công ty, cho biết với áp lực hội nhập ngày một sâu rộng, không thể làm nông nghiệp theo kiểu tư duy “mạnh ai nấy làm”.

Tại các xã Phú Hội, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) đã phát triển được hơn 20 hécta dừa xiêm lùn. Loại cây này mang lại sức sống mới cho vùng đất nhiễm mặn ven kênh rạch, vốn không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Ông sinh ra và lớn lên tại vùng biển nghèo khó, thừa cát trắng, thiếu cơm ăn. Nhưng giờ đây, sau bao năm vật lộn với miền gió bụi, cát bay, ông đã trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá lồng.

Trước thực trạng khai thác điện sinh hoạt để nuôi tôm thẻ chân trắng, gây hư hỏng nhiều công trình điện hạ thế và các thiết bị điện sinh hoạt của hộ dân, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có cuộc họp với lãnh đạo Sở NN&PTNT, Điện Lực Sóc Trăng, lãnh đạo các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung và Tx Vĩnh Châu thống nhất quan điểm chỉ đạo: “Nơi nào không có lưới điện 3 pha thì không nên nuôi tôm thẻ chân trắng”.