Ông Lê Tấn Báu Bám Đất Làm Giàu

Được sự giới thiệu của anh Lê Đình Nguyên, Chủ tịch Hội Nông dân Tp. Phan Rang Tháp Chàm, chúng tôi đến khu phố 6, phường Phủ Hà tìm gặp ông Lê Tấn Báu, nông dân tiêu biểu sản xuất giỏi của thành phố.
Từ 4 ha đất, ở khu phố 10, phường Phước Mỹ, Tp. Phan Rang Tháp Chàm, ông Báu quyết định đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp. Ban đầu gặp không ít khó khăn trong sản xuất vì thiếu vốn và kinh nghiệm, nhưng vợ chồng ông quyết chí bám đất, bám vườn để sản xuất.
Ông dành 2 ha đất trồng 30 gốc dừa xiêm, xen canh với chuối và rau mồng tơi.. 2 ha đất để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 2008, ông vay vốn ngân hàng đầu tư mua 5 con bò cái sinh sản và 4 con dê. Do ở thành phố nên thức ăn cho bò, dê gặp khó khăn, nên hằng năm khi vào mùa vụ, ông đi về các vùng nông thôn để mua rơm rạ, lá cây, kết hợp với cám tổng hợp dành làm thức ăn cho bò, dê. Nhờ chịu thương, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, ông Báu dần dần nhân số lượng đàn bò, dê lên 75 con.
Mỗi năm, đàn dê sinh sản 2 lứa, giá dê con bán ra 1,5 triệu đồng/con. Chỉ riêng 40 con bò cái sinh sản giúp ông thu nhập hơn 40 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, mỗi năm gia đình ông còn thu hơn 20 triệu đồng từ 2 ha dừa xiêm, chuối và rau mồng tơi. Với thu nhập này, cuộc sống gia đình ông từng bước được cải thiện, sửa sang được nhà cửa và mua sắm nhiều phương tiện sinh hoạt. Ngoài ra, ông Báu còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động ở địa phương, với thu nhập 1.400.000 đồng/tháng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Lê Tấn Báu còn là Chi hội trưởng Hội Nông dân khu phố 6 gương mẫu, tận tụy với công việc, sẵn sàng giúp đỡ mọi người cũng như chia sẻ kinh nghiệm từ thực tế sản xuất để cùng nhau phát triển kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù lợi ích của việc ứng dụng công nghệ biến đổi gen đối với cây trồng đã được khoa học và thực tế chứng minh, tuy nhiên vẫn còn không ít ý kiến trái chiều về lợi ích và sự an toàn của việc ứng dụng công nghệ này như: Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng lương thực truyền thống…

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho bắp (ngô) biến đổi gen (BĐG) MON 89034 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (thuộc tập đoàn Monsanto của Mỹ). Như vậy, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi giống bắp này sẽ được tung ra thị trường. Ngành chăn nuôi (bao gồm cả sản xuất thức ăn và chăn nuôi) Việt Nam được gì từ cuộc chơi này?

Năm 2014, huyện Sa Pa trồng 120 ha su su, trong đó 100 ha lấy quả. Sản lượng quả su su bình quân hằng năm của huyện đạt 6.000 tấn. Hiện chỉ có duy nhất Hợp tác xã Hoa Đào bao tiêu sản phẩm cho xã viên, còn lại nông dân phải tự lo đầu ra cho sản phẩm.

Thay đổi hoàn toàn thói quen, tập quán cũ của người nông dân trong canh tác cà phê; Giúp bà con làm quen với phong cách bón phân mới, phun thuốc diệt sâu bệnh mới; Giúp nông dân tạo thói quen ghi nhật kí đồng ruộng, kiểm soát được chi phí đầu vào và tính toán lợi nhuận...

Tính đến nay, tổng diện tích mía tại khu vực phía Đông tỉnh đạt 24.000 ha, tăng gấp 10 lần so với thời điểm sau cuộc khủng hoảng mía đường năm 1999 - 2000, mía trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của các địa phương trong khu vực.