Ông Kiều Văn Ngữ Trồng Xen Canh Lúa - Dưa Hấu Cho Lợi Nhuận Cao

Thực hiện chủ trương đưa cây màu xuống chân ruộng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và cải tạo độ màu mỡ đất, những năm gần đây, ông Kiều Văn Ngữ ở ấp 4, xã Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy - Tiền Giang) áp dụng mô hình trồng xen canh lúa - dưa hấu cho lợi nhuận cao trên cùng đơn vị diện tích.
Ông Ngữ cho biết, thời gian gần đây do đầu ra cây lúa không ổn định nếu sản xuất độc canh cây lúa lợi nhuận không cao, ông nghĩ phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới hy vọng nâng cao mức sống gia đình. Thông qua tập huấn khuyến nông và học tập các mô hình trồng màu đạt hiệu quả trong và ngoài huyện, vụ đông xuân năm 2008-2009 ông trồng thử nghiệm 1 ha dưa hấu giống Phù Đổng, năng suất bình quân đạt 3 tấn/ha, thương lái đến tại ruộng mua giá 4.800 đồng/kg, trừ chi phí ông thu lãi 60 triệu đồng.
Ngoài ra, ông còn trồng 2,7 ha lúa giống IR 50404, năng suất lúa tươi đạt 10 tấn/ha, bán giá bình quân 4.000 đồng/kg, lãi trên 50 triệu đồng. So với lúa thì dưa hấu cho lợi nhuận cao gấp 3 lần. Từ thành công này, mỗi năm ông trồng 3 vụ lúa xen canh 3 vụ dưa hấu luân phiên trên đất mới với diện tích khoảng 1 ha/vụ. Theo ông, trồng dưa hấu ở vụ hè thu sớm và hè thu chính vụ mặc dù khó trồng, chi phí cao vì dưa hấu dễ mẫn cảm với điều kiện ngập úng, sâu bệnh phát triển mạnh nhưng đầu ra ổn định, lợi nhuận cao hơn lúa gấp 3 lần.
Nhờ áp dụng đúng các qui trình kỹ thuật trong sản xuất như: Chương trình "3 giảm, 3 tăng", gieo sạ theo hàng, chương trình "1 phải, năm giảm", phun thuốc theo phương pháp "4 đúng" tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.
Đối với dưa hấu, do nhiều năm gắn bó với cây màu chủ lực này nên ông đã thành thạo kỹ thuật trồng, chủ động thị trường, tùy theo mùa vụ mà chọn các giống dưa phù hợp người tiêu dùng như Hắc Mỹ Nhân, Phù Đổng, An Tiêm, thiết kế mô hợp lý, mật độ trồng thoáng, chọn giống tốt, bón phân cân đối giữa 3 hàm lượng đạm - lân - kali nên dưa hấu trúng mùa, ít sâu bệnh, phẩm chất trái ngon, thị trường ưa chuộng, trừ chi phí ông thu lãi từ lúa và dưa hấu gần 200 triệu đồng/năm.
Những kinh nghiệm tích lũy được ông sẵn lòng chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật trồng giúp nông dân địa phương cùng phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Với những thành tích nổi bật trong sản xuất, nhiều năm liền ông đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp.
Có thể bạn quan tâm

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, mùa khô năm 2015 - 2016 có khả năng mặn xâm nhập sớm, sâu và kéo dài: các vùng cách biển 25 - 35km từ tháng 12 mặn có khả năng vượt quá 4g/l, từ tháng 1 - 2 trở đi, các vùng này gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông.
Cùng với thanh niên toàn tỉnh Khánh Hòa, nhiều thanh niên trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh cũng đã thành công trong tự thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng của mình.

Xứ sở trái hồng đặc sản D’Ran (thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đang chịu ảnh hưởng nặng nề của những tin đồn thất thiệt xuất hiện trong thời gian gần đây như ngâm tẩm hoá chất độc hại hay bị nghi ngờ là hồng Trung Quốc.

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đang được ví như luồng sinh khí mới, giúp các xã vùng B của huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có thêm động lực và điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xã Đại Minh là một điểm sáng.

Hội thi Sáng tạo nhà nông do Hội Nông dân (ND) tỉnh Bình Định phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hàng năm đã thu hút hàng trăm lượt hội viên, ND tham gia. Nhiều sáng chế được công nhận, giúp tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đời sống ở nông thôn.