Ông Kiều Văn Ngữ Trồng Xen Canh Lúa - Dưa Hấu Cho Lợi Nhuận Cao

Thực hiện chủ trương đưa cây màu xuống chân ruộng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và cải tạo độ màu mỡ đất, những năm gần đây, ông Kiều Văn Ngữ ở ấp 4, xã Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy - Tiền Giang) áp dụng mô hình trồng xen canh lúa - dưa hấu cho lợi nhuận cao trên cùng đơn vị diện tích.
Ông Ngữ cho biết, thời gian gần đây do đầu ra cây lúa không ổn định nếu sản xuất độc canh cây lúa lợi nhuận không cao, ông nghĩ phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới hy vọng nâng cao mức sống gia đình. Thông qua tập huấn khuyến nông và học tập các mô hình trồng màu đạt hiệu quả trong và ngoài huyện, vụ đông xuân năm 2008-2009 ông trồng thử nghiệm 1 ha dưa hấu giống Phù Đổng, năng suất bình quân đạt 3 tấn/ha, thương lái đến tại ruộng mua giá 4.800 đồng/kg, trừ chi phí ông thu lãi 60 triệu đồng.
Ngoài ra, ông còn trồng 2,7 ha lúa giống IR 50404, năng suất lúa tươi đạt 10 tấn/ha, bán giá bình quân 4.000 đồng/kg, lãi trên 50 triệu đồng. So với lúa thì dưa hấu cho lợi nhuận cao gấp 3 lần. Từ thành công này, mỗi năm ông trồng 3 vụ lúa xen canh 3 vụ dưa hấu luân phiên trên đất mới với diện tích khoảng 1 ha/vụ. Theo ông, trồng dưa hấu ở vụ hè thu sớm và hè thu chính vụ mặc dù khó trồng, chi phí cao vì dưa hấu dễ mẫn cảm với điều kiện ngập úng, sâu bệnh phát triển mạnh nhưng đầu ra ổn định, lợi nhuận cao hơn lúa gấp 3 lần.
Nhờ áp dụng đúng các qui trình kỹ thuật trong sản xuất như: Chương trình "3 giảm, 3 tăng", gieo sạ theo hàng, chương trình "1 phải, năm giảm", phun thuốc theo phương pháp "4 đúng" tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.
Đối với dưa hấu, do nhiều năm gắn bó với cây màu chủ lực này nên ông đã thành thạo kỹ thuật trồng, chủ động thị trường, tùy theo mùa vụ mà chọn các giống dưa phù hợp người tiêu dùng như Hắc Mỹ Nhân, Phù Đổng, An Tiêm, thiết kế mô hợp lý, mật độ trồng thoáng, chọn giống tốt, bón phân cân đối giữa 3 hàm lượng đạm - lân - kali nên dưa hấu trúng mùa, ít sâu bệnh, phẩm chất trái ngon, thị trường ưa chuộng, trừ chi phí ông thu lãi từ lúa và dưa hấu gần 200 triệu đồng/năm.
Những kinh nghiệm tích lũy được ông sẵn lòng chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật trồng giúp nông dân địa phương cùng phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Với những thành tích nổi bật trong sản xuất, nhiều năm liền ông đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ mới đầu mùa mưa nhưng thị trường giống cây trồng ở ĐBSCL đang nóng từng ngày, giá đã tăng từ 30 - 60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy giá cao, nhưng vẫn không đủ nguồn cung theo đơn đặt hàng.

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.

Là người tiên phong trong việc chọn vùng đất nhiễm phèn (Thạnh Tân, Tân Phước, Tiền Giang) để phát triển thanh long ruột đỏ, lúc đầu từng bị cho là “dở hơi” nhưng giờ đây anh Đoàn Văn Sang đã có thể thuyết phục được mọi người về quyết định táo bạo của mình khi mà hiệu quả mang lại hơn cả sự mong đợi

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.

Ông Lê Văn Sử, Giám đốc sở nn&ptnt, cho biết, để “gỡ rối” cho nghề nuôi tôm ở Cà Mau trong tình hình khó khăn như hiện nay, Sở đã triển khai nhiều mô hình sản xuất mang tính bền vững và đang phát huy hiệu quả.