Ông Giám Đốc Làm Bà Đỡ Của Nông Dân

Với nhiều hộ trồng cao su tiểu điền ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình, ông Trần Viết Lượng- Giám đốc Doanh nghiệp Cao su Thanh Long (trụ sở ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch) là một "bà đỡ" thực sự.
Bây giờ ông Lượng đã là chủ một doanh nghiệp trồng và chế biến mủ cao su lớn nhất ở huyện Bố Trạch với doanh thu gần 40 tỷ đồng mỗi năm, nhưng ít ai biết rằng, cơ ngơi tiền tỷ đó được vợ chồng ông dựng lên từ hai bàn tay trắng.
Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, ông Lượng kể: Vợ chồng ông là công nhân của Nông trường Cao su Việt Trung. Năm 1992, hai vợ chồng về hưu nhưng với đồng lương hưu ít ỏi không thể đủ trang trải cuộc sống trong khi cả 4 con đều đang tuổi ăn học. Vào thời điểm đó, Nhà nước đang có chính sách kêu gọi người dân khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Không đắn đó, vợ chồng ông nhận hơn 20ha đất trồng cao su tiểu điền.
Để có tiền nuôi cao su, ông trồng xen dưa hấu, đậu, lạc… "Mình nghèo nên không thể có tiền để bỏ ra làm một lúc, phải lấy ngắn nuôi dài, đó là cách duy nhất để người tay trắng như mình theo đuổi được cây cao su"- ông Lượng tâm sự.
Năm 2000 những cây cao su đầu tiên bắt đầu cho mủ. Những năm tiếp, lần lượt 20ha cao su được đưa vào khai thác đã đem về cho ông mỗi năm trên 1 tỷ đồng… Nhưng thời điểm đó, việc tiêu thụ mủ cao su gặp rất nhiều khó khăn vì phụ thuộc vào công ty cao su. Đầu năm 2003, ông quyết định đứng ra thành lập Doanh nghiệp Cao su Thanh Long làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho người trồng cao su tiểu điền.
Doanh nghiệp của ông không chỉ tiêu thụ mủ cho người đang trồng cao su, mà nhiều ND bắt đầu lập trang trại trồng cao su thiếu vốn, kỹ thuật tìm đến ông Lượng đều được ông giúp đỡ, cho vay không lấy lãi nhiều năm liền để chăm sóc cây cao su.
Ông Lê Thanh Trúc, một hộ trồng cao su tiểu điền ở thị trấn Nông trường Việt Trung tâm sự: "Gia đình tui ở tận xã Xuân Trạch xuống đây xin đất trồng cao su. Anh Lượng đã cho tôi vay vốn, giúp kỹ thuật, thậm chí "chạy" giấy tờ đất cho chúng tôi". "Gia đình tôi bán mủ cho ông Lượng gần 10 năm nay.
Bán mủ cho ông ấy chúng tôi thu được tiền ngay, giá cả lại hợp lý nên rất yên tâm. Hơn nữa, khi cần việc lớn, đến gặp ông Lượng chúng tôi đều được ứng tiền trước"- ông Dương Tiến Hùng ở xã Tây Trạch tâm sự. Biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người, mỗi khi nhắc đến ông Lượng, nhiều người trìu mến gọi ông là giám đốc của ND...
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Gia Lai là 79.122 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 76.523 ha. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang và TP. Pleiku. Khoảng 3/4 diện tích cà phê hiện có trên địa bàn được trồng từ thời kỳ 1995-2000, trong đó nhiều diện tích đã được 20 năm tuổi.

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh, 6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%.

Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức nội tại của ngành và yêu cầu của thị trường, chỉ có cách nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng.

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 530 hộ nuôi cá tra thương phẩm, tăng 6 hộ so với cùng kỳ 2014. Trong đó, số hộ nuôi cá thể chiếm 57,74% số hộ nuôi của toàn tỉnh. Vùng nuôi của doanh nghiệp chiếm trên 74% diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 1.319 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương giống cá tra đáp ứng yêu cầu nuôi thương phẩm trên địa bàn và một số địa phương vùng ĐBSCL.

Theo một nghiên cứu do Oceana công bố gần đây, gần 2/3 cá ngừ bán tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ ở Mỹ là loại cá khác. Kết luận này được đưa ra sau khi Oceana thực hiện một số chiến dịch bảo vệ và khôi phục đại dương.