Ông chủ trang trại không thích nói suông

Anh Tôn Kế Toại chính là Phó Chủ tịch Hội ND xã Sơn Thủy, huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh). Lần đầu đến thăm, ít ai ngờ cơ ngơi trang trại bề thế với hàng ngàn đầu lợn, gà, hàng trăm con thỏ được anh Toại gây dựng trên vùng đất cằn chỉ trong vòng 3 năm.
Gian nan khai phá đất cằn
Nếu không được Chủ tịch Hội ND huyện Hương Sơn - Phan Văn Khanh giới thiệu thì tôi cứ tưởng Toại là kỹ sư hay anh sinh viên thực tập, bởi trông anh khá trẻ so với cái tuổi 32. Chất giọng mộc mạc, Toại kể về những năm tháng gian nan khai phá đất cằn. Sau khi học xong cấp 3, năm 2002, Toại thi vào ngành chăn nuôi thú y của Trường Trung cấp Nông nghiệp Hà Tĩnh. Năm 2004, tốt nghiệp về quê Toại lại làm ND. Sau nhiều đêm trằn trọc với kiến thức chăn nuôi học được ở trường, Toại quyết định làm trang trại đúng thời điểm Hà Tĩnh khuyến khích nhân dân tận dụng đất để phát triển sản xuất kinh tế nông nghiệp hàng hóa. Toại nộp đơn lên xã xin nhận thầu 3ha đất cằn bạc màu bỏ hoang bên sườn núi thôn Hồng Thủy để lập trại chăn nuôi.
“Không chỉ vợ mà ông bà nội ngoại đều ái ngại, viện đủ khó khăn để can ngăn tôi từ bỏ. Tôi đã đưa ra kế hoạch chi tiết cho việc lập trang trại để thuyết phục mọi người. Thấy tôi say mê và thuyết trình có lý, dần dà mọi người tin và quay ra ủng hộ…” - Toại nhớ lại. Bắt tay vào lập trang trại, hàng ngày Toại dậy sớm mang đồ nghề, vật liệu vào chân núi làm việc tới tối mịt mới về. Thấy con vất vả, bố mẹ Toại mang sổ đỏ thế chấp cho ngân hàng để vay vốn giúp anh cải tạo, xây dựng trang trại.
Sau một năm xây dựng, Toại tìm tới những vùng chăn nuôi lớn tập trung ở Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An học hỏi kinh nghiệm, tìm bạn hàng tiêu thụ. Năm 2012, tỉnh Hà Tĩnh có chính sách hỗ trợ vay vốn, Toại được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn cho vay 800 triệu đồng đầu tư nuôi 600 con lợn thương phẩm. Từ đây, giấc mơ làm giàu của anh Toại đã trở thành sự thật.
Thành quả của quyết tâm
"Làm cán bộ Hội ND nên mình không thể nói suông được, phải tự làm, làm thành công thì bà con mới tin và làm theo...”, anh Tôn Kế Toại cho biết. |
Nhớ lại lứa lợn đầu tiên được xuất bán, Toại thổ lộ: “Nuôi 600 con lợn thịt, xuất chuồng, trừ mọi chi phí, tôi bỏ túi hơn 200 triệu đồng tiền lãi. Lần đầu tiên có số tiền lớn trong tay, tôi biết mình đã đi đúng hướng”. Dẫn chúng tôi dạo một vòng xung quanh trang trại, chỉ vào hai dãy chuồng với 1.200 con lợn thịt thương phẩm gần đến ngày xuất chuồng, Toại cho hay, mỗi năm anh xuất chuồng 2,5 lứa lợn thịt với hàng ngàn con, lợi nhuận đạt 600-700 triệu đồng.
Sau 2 năm vững vàng với kinh nghiệm nuôi lợn, Toại tiếp tục đầu tư nuôi gà và thỏ. Đến nay, ngoài 1.200 con lợn mỗi lứa, trang trại của anh nuôi hơn 1.000 con gà cỏ (giống gà địa phương) và đàn thỏ hơn 300 con. Mỗi năm, Toại có khoản lợi nhuận từ gà và thỏ đạt hơn 300 triệu đồng. Trang trại luôn có 4 lao động thường xuyên với mức lương mỗi tháng trên 4 triệu đồng/người.
Ở xã Sơn Thủy đã có gần chục hộ hội viên, ND nhờ Toại hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ làm trang trại thành công như mô hình chăn nuôi, trồng thanh long, trồng cam.
Có thể bạn quan tâm

Với giá thành đầu ra ổn định, nuôi cá sấu thương phẩm đang là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên khá giàu.

Trong 6 tháng năm 2015, thời tiết tương đối thuận lợi, giá nhiên liệu giảm, cùng với các chính sách hỗ trợ được thực hiện kịp thời nên sản xuất thuỷ sản trên địa bàn huyện Bố Trạch (Quảng Bình) tiếp tục tăng khá. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 9.414,5 tấn, đạt 42,7% KH và tăng 8,1% so với cùng kỳ.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực thủy sản năm 2015, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản BR-VT đã tiến hành triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 7ha của Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

Thời gian qua, trong sản xuất nông nghiệp, mô hình cánh đồng mẫu lớn đã giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và tăng giá trị kinh tế các mặt hàng nông sản. Gần đây, việc xây dựng mô hình cánh đồng tôm mẫu nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là một hướng đi mới cho người nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng nhà máy đông lạnh, mở rộng và đa dạng hóa đối tượng nuôi, chế biến thức ăn… bim foods còn tập trung nghiên cứu và phát triển nguồn tôm giống chất lượng cao. Đây là bước đi căn bản hướng tới khép kín toàn bộ chuỗi giá trị mà tập đoàn đang triển khai thực hiện