Ông Chủ... Khoai Lang

Những năm trước Bùi Văn Đạt (thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) vẫn đi làm thuê, cuốc mướn khắp nơi. Trong một lần sang huyện Tuy Đức đào khoai thuê, anh chứng kiến cảnh nườm nượp người đến mua dây, mua củ.
Một ý tưởng làm ăn nảy ra, anh quyết định vay tiền mua giống khoai lang về trồng. Phá 1 sào cà phê già cỗi, anh đầu tư trồng khoai lang Nhật Bản thuần chủng. Tuy nhiên, vụ đầu tiên anh thất bại.
Không nản, đầu năm 2012, anh lại sang Đà Lạt học hỏi, tìm giống khoai mới. Anh tìm hiểu và biết được giống khoai lang cấy mô cho năng suất rất cao, đang được thị trường ưa chuộng nhưng ở Đăk Nông chưa có. Anh dốc túi mua 5.000 dây mô của một nhà vườn về nhân giống. Sau 2 tháng rưỡi, anh cắt lứa dây thử nghiệm.
Kết quả khoai cho năng suất cao gấp đôi. Biết tiếng, các hộ dân trong xã tìm đến mua giống khoai lang của anh. Lần “ra quân” này, anh thu về gần trăm triệu đồng tiền lãi từ dây giống và củ…
Giờ đây, vợ chồng anh đã trở thành ông chủ chuyên sản xuất và cung cấp giống khoai cho người dân quanh vùng, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng. Nhà của anh ngày nào cũng tấp nập người đến mua giống khoai… Hôm chúng tôi đến, vợ chồng anh đang lúi húi cắt dây, trong khi hàng chục khách hàng đang chờ để mang dây về trồng cho kịp vụ.
Anh Đạt cho biết, hiện anh mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu giống khoai lang mới cho bà con. Năm nào anh cũng phải qua Đà Lạt một lần để lấy mô về nhân giống. Theo anh, quy trình cấy mô khá phức tạp, đòi hỏi phải có phòng nuôi đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước, nhưng hiện nay anh chưa đủ vốn để xây dựng vườn ươm.
Trước mắt, anh đang liên kết cấy mô tại vườn ươm bên Đà Lạt, sau đó lấy giống về trồng nhân tự nhiên. Sau khoảng 25 ngày thì có thể cắt được dây giống. Một sào khoai lang cấy mô cắt được 3 lứa dây giống, đủ trồng gần 10ha. “Hiện nhu cầu của người dân rất cao nên năm tới em định phá thêm diện tích cà phê già cỗi để trồng khoai”– anh Đạt chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Dù đã sửa đổi, bổ sung, lấy ý kiến từ nhiều cơ quan, đơn vị trong gần 2 năm qua, Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là đề án) vẫn bị cho là không sát thực tế.

Gần 40 năm gắn bó, phát triển giống nhãn trái mùa, nông dân Triệu Tiến Ích đã phát triển được giống nhãn của riêng mình, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ông đã vinh dự trở thành 1 trong 10 Công dân ưu tú Thủ đô năm 2015.

“Phải đưa nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi thành pháp lệnh hoặc luật quản lý thức ăn chăn nuôi như nhiều nước, mới đủ sức mạnh xử lý vi phạm.

Khai thác hải sản tại xã Bình Minh (Thăng Bình) đã có những chuyển biến vượt bậc nhờ ngư dân biết cách tiếp cận các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước để đóng tàu lớn vươn khơi và áp dụng đa dạng ngành nghề sản xuất.

Tại buổi làm việc bàn các giải pháp thúc đẩy nuôi thủy sản ở vùng đông được UBND tỉnh tổ chức ngày 27.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh chỉ đạo ngành thủy sản và các địa phương cơ cấu lại đối tượng nuôi mới trên các diện tích nuôi tôm thiếu hiệu quả ở vùng triều ven sông.