Ông Chủ... Khoai Lang

Những năm trước Bùi Văn Đạt (thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) vẫn đi làm thuê, cuốc mướn khắp nơi. Trong một lần sang huyện Tuy Đức đào khoai thuê, anh chứng kiến cảnh nườm nượp người đến mua dây, mua củ.
Một ý tưởng làm ăn nảy ra, anh quyết định vay tiền mua giống khoai lang về trồng. Phá 1 sào cà phê già cỗi, anh đầu tư trồng khoai lang Nhật Bản thuần chủng. Tuy nhiên, vụ đầu tiên anh thất bại.
Không nản, đầu năm 2012, anh lại sang Đà Lạt học hỏi, tìm giống khoai mới. Anh tìm hiểu và biết được giống khoai lang cấy mô cho năng suất rất cao, đang được thị trường ưa chuộng nhưng ở Đăk Nông chưa có. Anh dốc túi mua 5.000 dây mô của một nhà vườn về nhân giống. Sau 2 tháng rưỡi, anh cắt lứa dây thử nghiệm.
Kết quả khoai cho năng suất cao gấp đôi. Biết tiếng, các hộ dân trong xã tìm đến mua giống khoai lang của anh. Lần “ra quân” này, anh thu về gần trăm triệu đồng tiền lãi từ dây giống và củ…
Giờ đây, vợ chồng anh đã trở thành ông chủ chuyên sản xuất và cung cấp giống khoai cho người dân quanh vùng, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng. Nhà của anh ngày nào cũng tấp nập người đến mua giống khoai… Hôm chúng tôi đến, vợ chồng anh đang lúi húi cắt dây, trong khi hàng chục khách hàng đang chờ để mang dây về trồng cho kịp vụ.
Anh Đạt cho biết, hiện anh mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu giống khoai lang mới cho bà con. Năm nào anh cũng phải qua Đà Lạt một lần để lấy mô về nhân giống. Theo anh, quy trình cấy mô khá phức tạp, đòi hỏi phải có phòng nuôi đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước, nhưng hiện nay anh chưa đủ vốn để xây dựng vườn ươm.
Trước mắt, anh đang liên kết cấy mô tại vườn ươm bên Đà Lạt, sau đó lấy giống về trồng nhân tự nhiên. Sau khoảng 25 ngày thì có thể cắt được dây giống. Một sào khoai lang cấy mô cắt được 3 lứa dây giống, đủ trồng gần 10ha. “Hiện nhu cầu của người dân rất cao nên năm tới em định phá thêm diện tích cà phê già cỗi để trồng khoai”– anh Đạt chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Đề án nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Sở NN&PTNT triển khai thực hiện đang được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá đáp ứng nhu cầu của người nuôi tôm trong tỉnh.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang vừa triển khai dự án nuôi cá và tôm càng xanh trên ruộng lúa cho 5 hộ dân ở xã Trường Long Tây, Trường Long A và thị trấn Bảy Ngàn. Trong đó, có 2 hộ nuôi tôm càng xanh và 3 hộ nuôi cá ruộng với tổng kinh phí thực hiện gần 200 triệu đồng.

“Thực hiện trồng lúa 3 vụ góp phần tăng sản lượng lúa hàng năm lên 16 tấn/ha, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người nông dân. Tuy nhiên, trồng lúa 3 vụ/năm là kiểu canh tác còn “trẻ” đối với nước ta và cả thế giới. Hiện nay, còn quá ít những bài học đánh giá tác động của việc sản xuất này đến môi trường, kinh tế - xã hội...

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang đứng trước hàng loạt khó khăn. Nỗi lo “treo ao” bám riết họ từng ngày bởi giá cá ở thời điểm này đang rớt xuống đáy.

Mới đây, Sở KH&CN Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định nhiệm vụ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy (strombus canarium) ở Quảng Ninh” do Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh thực hiện.