Ông chủ đầm tôm nhiều sáng kiến

Hiện nay, ông Liêm đã đầu tư khu nuôi tôm công nghiệp với diện tích 7ha và được thiết kế một cách khoa học từ hệ thống bể cấp nước, ao nuôi, khu xử lý môi trường… theo hình thức khép kín. Mỗi ao nuôi đều được đánh số và được thiết kế có những bệ trụ bê tông, hệ thống máy cho tôm ăn tự động và láng đáy bê tông… Đặc biệt, các ao nuôi đều được che bởi hệ thống mái che chắc chắn, không những đảm bảo an toàn cho tôm nuôi trong mùa mưa bão mà còn tránh được côn trùng hay các loại động vật khác xâm hại, hạn chế dịch bệnh và giúp cho nhiệt độ đêm - ngày trong ao ít bị chênh lệch, ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Ông Liêm cho biết: Mô hình nuôi tôm khép kín mặc dù mức đầu tư cao từ 600 - 700 triệu đồng/ao nuôi có diện tích 2.000m2, song hình thức nuôi này sẽ hạn chế được rủi ro đối với người nuôi tôm. Với mô hình này, thời gian cho mỗi vụ nuôi sẽ giảm đáng kể, vụ đông chỉ từ 90 - 100 ngày, vụ hè chỉ từ 70 - 80 ngày.
Với mô hình này, mỗi năm người nuôi tôm có thể nuôi được 3 vụ và năng suất tôm nuôi cũng cao hơn. Với mỗi ha nuôi tôm công nghiệp khép kín, năng suất bình quân sẽ đạt trên 10 tấn khi nuôi chính vụ, còn nuôi trái vụ (vụ thu - đông) sẽ đạt từ 6 - 7 tấn. Cái lợi khi nuôi tôm trái vụ là mặc dù sản lượng không lớn nhưng vào thời điểm đó tôm được giá trên dưới 250.000 đồng/kg. Một năm, người nuôi tôm từ 2 - 3 vụ theo hình thức nuôi khép kín sẽ cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Vụ nuôi này, ông Liêm đã thả giống toàn bộ 7ha tôm theo hình thức gối vụ. Tôm thả gần đây nhất cũng đã được gần 30 ngày tuổi. Qua kiểm tra tôm đang sinh trưởng, phát triển rất nhanh. Được biết, hiện nay ông Liêm là một trong 2 hộ nuôi tôm tại Móng Cái đã được cấp giấy chứng nhận nuôi tôm đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP.
Do đó, toàn bộ quy trình nuôi tôm tại gia đình ông đều đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định về an toàn. Có được kết quả này, bên cạnh việc đầu tư lớn cho các quy trình, kỹ thuật nuôi phải kể đến những sáng tạo từ kinh nghiệm của cá nhân ông đã đúc rút được. Đó là việc ông Liêm đã thiết kế, thử nghiệm hệ thống xử lý môi trường nước, vệ sinh tầng đáy ao nuôi tôm mà ông gọi vui là “xây nhà vệ sinh cho tôm”.
Hiện nay, tất cả các ao nuôi đều được thiết kế hệ thống xử lý môi trường này. Phân tôm trong các ao nuôi được thu gom tự động bằng một hệ thống đường ống về một ao xử lý nước và được lọc, xử lý triệt để bằng công nghệ vi sinh. Tính ưu việt của hệ thống này là phân tôm được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường và nguồn nước tại các ao luôn đảm bảo sự ổn định…
Không chỉ mạnh dạn, sáng tạo trong đầu tư sản xuất kinh doanh mà với vai trò là Chủ tịch Hội Nghề cá thành phố Móng Cái, ông Liêm còn là người tạo thêm động lực để các hội viên Hội Nghề cá Móng Cái mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh; là cầu nối giữa các hộ nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương với cơ quan nhà nước, thúc đẩy lĩnh vực thuỷ sản tại Móng Cái phát triển mạnh mẽ.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.

Sau một thời gian “lãng quên” biển, ngư dân Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đầu tư phương tiện, cải tiến bổ sung ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp với ngư trường, trở lại với nghề truyền thống của mình… Thu nhập ổn định

Với giá trị kinh tế cao, dễ trồng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, cây tếch được Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy, huyện EaH’Leo, tỉnh Đắk Lắk trồng trên diện tích rừng khộp nghèo kiệt.
Ngày 21/4, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam đã phối hợp với quận Hamyang, tỉnh Gyeongsangnam, Hàn Quốc ký kết biên bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ hợp tác giữa 2 địa phương.

Những ngày qua, hàng chục tàu cá hành nghề vây rút chí của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sau mỗi đêm thả lưới ven đảo, mỗi tàu khai thác được hàng tạ mực núc, thu về vài chục triệu đồng.