Ông Châu Quầy điển hình nông dân sản xuất giỏi

Gia đình ông gắn bó với nghề chăn nuôi gia súc từ nhiều năm nay. Hiện tại, gia đình ông chăn nuôi 120 con cừu, 20 con bò và 70 con dê. Cứ 2 năm 3 lứa, mỗi lứa dê và cừu đẻ từ 1 - 2 con. Ông xuất bán con đực, giữ lại con cái làm giống sinh sản, vừa thu lợi nhuận vừa duy trì, gầy dựng đàn.
Để đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho đàn gia súc, nhất là mùa nắng hạn, gia đình ông dành một phần diện tích đất sản xuất để trồng các loại cỏ chăn nuôi. Nhờ chăm sóc kỹ nên giữa mùa nắng hạn nhưng đồng cỏ vẫn phát triển tốt, cho thu hoạch đều đặn mỗi ngày. Nhờ vậy, đàn gia súc với gần 200 con các loại luôn phát triển tốt, chất lượng con giống thay đổi rõ rệt, tăng trọng lượng, đảm bảo duy trì ổn định đàn qua các năm.
Ngoài chăn nuôi, ông Châu Quầy còn canh tác 4ha lúa, đảm bảo nguồn nước tưới từ hệ thống kênh Bắc và hồ Sông Trâu, 1ha cỏ và hoa màu và nhận dịch vụ làm đất cho bà con nông dân trong vùng. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng cây trồng đảm bảo, trong đó lúa đạt trung bình 6,5 tấn/ha/vụ. Cộng dồn các khoản thu từ chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ làm đất, mỗi năm gia đình ông có thu nhập trên 200 triệu đồng, đảm bảo cuộc sống ổn định.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, trong cuộc sống thường ngày, ông Châu Quầy còn nhiệt tình giúp đỡ các hộ nông dân nghèo trong lao động, sản xuất, bằng những việc làm thiết thực như: hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, công làm đất, cho vay vốn, lúa giống… cho nhiều lượt hộ nghèo; đồng thời tạo việc làm ổn định cho 25 lao động tại địa phương. Ông Châu Quầy tâm sự: Thấu hiểu nỗi vất vả của người nghèo nên bà con nào cần trợ giúp, tôi đều cố gắng hết mình. Tuy vậy, để thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững, bà con cần có ý chí, phải biết tính toán, cân nhắc, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tìm ra hướng làm ăn mới có hiệu quả. Khi nuôi con gì, trồng cây gì phải nghiên cứu thị trường, học hỏi kinh nghiệm, chăm sóc kỹ càng… có như vậy mới tránh được thất bại và đạt được kết quả như mình mong muốn.
Bằng những nỗ lực trong lao động sản xuất, năm 2014, ông Châu Quầy được UBND tỉnh tặng Bằng khen nông dân sản xuất giỏi; năm 2015, được UBND huyện Thuận Bắc tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2014. Ông là tấm gương sáng về tinh thần chịu thương, chịu khó, nhạy bén, tìm hướng phát triển kinh tế gia đình vững chắc trên mảnh đất quê hương, xứng đáng là tấm gương sáng để bà con nông dân noi theo.
Có thể bạn quan tâm

Vườn Cò là một ấp nghèo của xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Sản xuất chủ yếu của người nông dân ở đây là 1 vụ lúa và 1 vụ tôm, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong ấp có một số hộ nông dân làm kinh tế rất thành công (nuôi cá kèo) trong đó có hộ ông Trần Văn Thọ.

Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng lứa 6 đã gây hại ở 1.625 ha, mật độ trung bình 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao 5.000 - 7.000 con/m2, cá biệt có ổ lên tới hàng vạn con/m2.

Với đầu ra ổn định, trung bình mỗi sào thu về từ 8 – 10 triệu đồng/năm, cây mía tím đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở một số huyện miền tây Thanh Hóa như huyện Bá Thước, Quan Hóa...

Cá tra nguyên liệu loại trên 1 kg/con hiện chỉ khoảng 19.500 – 19.700 đồng/kg, mức giá mà các doanh nghiệp chế biến thu mua rất hạn chế. Cùng lúc này, loại cá dưới 800 g/con, giá thu mua khoảng 22.000 – 22.200 đồng/kg (áp dụng cho phương thức mua cá trả tiền chậm), còn nếu trả tiền mặt, chỉ ở mức 20.000 đồng/kg.

Thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vốn chỉ là vùng đất thuần nông, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, người dân đổ xô sang nghề nuôi rắn.