Ông Châu Quầy điển hình nông dân sản xuất giỏi

Gia đình ông gắn bó với nghề chăn nuôi gia súc từ nhiều năm nay. Hiện tại, gia đình ông chăn nuôi 120 con cừu, 20 con bò và 70 con dê. Cứ 2 năm 3 lứa, mỗi lứa dê và cừu đẻ từ 1 - 2 con. Ông xuất bán con đực, giữ lại con cái làm giống sinh sản, vừa thu lợi nhuận vừa duy trì, gầy dựng đàn.
Để đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho đàn gia súc, nhất là mùa nắng hạn, gia đình ông dành một phần diện tích đất sản xuất để trồng các loại cỏ chăn nuôi. Nhờ chăm sóc kỹ nên giữa mùa nắng hạn nhưng đồng cỏ vẫn phát triển tốt, cho thu hoạch đều đặn mỗi ngày. Nhờ vậy, đàn gia súc với gần 200 con các loại luôn phát triển tốt, chất lượng con giống thay đổi rõ rệt, tăng trọng lượng, đảm bảo duy trì ổn định đàn qua các năm.
Ngoài chăn nuôi, ông Châu Quầy còn canh tác 4ha lúa, đảm bảo nguồn nước tưới từ hệ thống kênh Bắc và hồ Sông Trâu, 1ha cỏ và hoa màu và nhận dịch vụ làm đất cho bà con nông dân trong vùng. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng cây trồng đảm bảo, trong đó lúa đạt trung bình 6,5 tấn/ha/vụ. Cộng dồn các khoản thu từ chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ làm đất, mỗi năm gia đình ông có thu nhập trên 200 triệu đồng, đảm bảo cuộc sống ổn định.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, trong cuộc sống thường ngày, ông Châu Quầy còn nhiệt tình giúp đỡ các hộ nông dân nghèo trong lao động, sản xuất, bằng những việc làm thiết thực như: hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, công làm đất, cho vay vốn, lúa giống… cho nhiều lượt hộ nghèo; đồng thời tạo việc làm ổn định cho 25 lao động tại địa phương. Ông Châu Quầy tâm sự: Thấu hiểu nỗi vất vả của người nghèo nên bà con nào cần trợ giúp, tôi đều cố gắng hết mình. Tuy vậy, để thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững, bà con cần có ý chí, phải biết tính toán, cân nhắc, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tìm ra hướng làm ăn mới có hiệu quả. Khi nuôi con gì, trồng cây gì phải nghiên cứu thị trường, học hỏi kinh nghiệm, chăm sóc kỹ càng… có như vậy mới tránh được thất bại và đạt được kết quả như mình mong muốn.
Bằng những nỗ lực trong lao động sản xuất, năm 2014, ông Châu Quầy được UBND tỉnh tặng Bằng khen nông dân sản xuất giỏi; năm 2015, được UBND huyện Thuận Bắc tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2014. Ông là tấm gương sáng về tinh thần chịu thương, chịu khó, nhạy bén, tìm hướng phát triển kinh tế gia đình vững chắc trên mảnh đất quê hương, xứng đáng là tấm gương sáng để bà con nông dân noi theo.
Có thể bạn quan tâm

Đến thăm nông trại nấm linh chi Nhật Minh của anh Nguyễn Trung Kiên, xã Yên Phong (Yên Mô - Ninh Bình), nhiều người không khỏi khâm phục ý chí và nghị lực của một thanh niên vươn lên làm kinh tế giỏi với mô hình trồng nấm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

“Đảm bảo cây xoài phát triển lâu dài, tui thường sử dụng phân hữu cơ bón gốc, coi như các loại khác cũng cộng hưởng. Cuối mùa mưa, tiến hành phát hoang bụi rậm, dây leo… cho mặt đất luôn giữ độ ẩm. Như vậy, mang lợi ích luôn cả việc phòng, chống cháy rừng mùa khô” – ông Lê Văn Đổng chia sẻ.

Bà Trương Thị Thêm, Phó chủ tịch Hội nông dân phường Tân Đồng nhận xét: “Trồng gừng trong bao là cách làm kinh tế hiệu quả, nhất là với những hộ ít đất, thiếu vốn. Hội đã tổ chức cho hội viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ mô hình này và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.

Mùa thu hoạch cà phê cũng được coi là thời điểm nhạy cảm trong năm ở các tỉnh có diện tích cà phê lớn như Gia Lai khi có đến hàng ngàn người đổ về tìm việc. Áp lực thu hái kịp mùa vụ, cộng với thời gian làm việc cho mỗi gia đình khá ngắn, đại đa số lại không phát sinh hợp đồng, kiểm tra tốt nhân thân, lai lịch… đã trở thành cơ hội cho nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc liên quan tới pháp luật tìm nơi ẩn náu, nương thân…

Ông Võ Thành Dương cho rằng, thực trạng hàng gian, hàng nhái khiến mọi người bất bình; nhưng nếu nhìn nhận, đặt vấn đề một cách đánh đồng thì hậu quả thật khó lường. Ông Dương chỉ ra rằng, bài báo dẫn chứng việc nông dân trồng rau bên ngoài, cạnh một nhà lồng với mục đích trộn rau thường vào rau chuẩn VietGAP.