Ổn Định Kinh Tế Nhờ Nuôi Bò Sữa

Gần 20 năm cần mẫn với nghề nuôi bò sữa đã giúp gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (55 tuổi), ngụ tại ấp Chánh Lộc, xã Chánh Mỹ, TP.TDM (Bình Dương) ổn định kinh tế.
Chia sẻ cùng chúng tôi, bà Ngọc Anh cho biết: “Trước khi nuôi bò sữa, gia đình tôi xoay đủ nghề để lo cuộc sống, nhưng luôn ở trong tình trạng bấp bênh. Khoảng năm 1993, nhận thấy nhiều hộ gia đình ở Hóc Môn, Củ Chi (TP.HCM) nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao, được sự động viên của gia đình nên tôi đãquyết định đầu tư mua một cặp bò sữa giống với giá hơn 8 triệu đồng về nuôi”. Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, gia đình bà Anh đãcólúc nuôi hơn 20 con bò sữa và tiền lãi hàng tháng hơn 200 triệu đồng.
Nhìn lại quãng thời gian chăm bẵm từ con bò sữa giống đến khi cho ra sữa, bà Anh nói: “Nuôi bò sữa cũng vất vả, người nuôi phải cẩn thận. Chỉ lơ là việc dọn vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho bò là sẽ ảnh hưởng đến con giống, cho ăn không đúng quy cách sẽ ảnh hưởng đến sản lượng”. Theo bà Anh, nuôi bò sữa cần cẩn thận ngay từ khi chọn giống, tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng dịch bệnh... Bò sữa nuôi 2 năm là có thể cho sữa. Bà Anh chia sẻ: “Sau khi nuôi cặp giống đầu tiên cho ra sữa, năm 1998 đã đầu tư mua thêm 6 con giống mới. Mỗi con giống thời điểm đó gần chục triệu đồng. Do gặp một số khó khăn ban đầu nên hiệu quả không cao. Tuy nhiên, nhận thấy đây là mô hình làm ăn có thể giúp gia đình ổn định kinh tế nên tôi quyết tâm làm tiếp”. Từ đầu năm 2000 đến nay, việc chăn nuôi bò sữa của gia đình bà Anh đã đi vào khuôn khổ. Trong trang trại của gia đình lúc nào cũng có trên 10 con bò cho sữa.
Theo anh Tuấn Anh - con trai út bà Ngọc Anh, nghề nuôi bò sữa thuận lợi là giá thành sữa nhập vào công ty luôn ổn định trên nguyên tắc công ty mua trực tiếp với người nông dân, việc chăn nuôi hiện nay đã có máy móc hỗ trợ nên không tốn nhiều công sức của người lao động.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trạm KN-KN huyện Giá Rai và xã Phong Tân vừa tổ chức tổng kết mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực kết hợp với trồng lúa tại ấp 17 (xã Phong Tân, huyện Giá Rai).

Trong năm 2014, nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn của cá nhân, ngư dân ở các xã vùng ven biển ở huyện Hoài Nhơn đã đầu tư đóng mới 140 tàu cá có công suất lớn; nâng tổng số tàu cá toàn huyện có đến nay 2.367 chiếc, với tổng công suất trên 653.200 CV; trong đó, tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, đủ điều kiện vươn khơi đánh bắt xa bờ chiếm trên 72% trong tổng số tàu cá hiện có.

Đây là phương pháp mới lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh ta. Việc sử dụng máy phun mưa nhân tạo đã giảm tỷ lệ cá chết do thiếu ô xy, nâng cao mật độ thả cá trên một diện tích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Việc nuôi chim bồ câu Pháp của anh Hồng bắt đầu từ năm 2012. Sau khi tình cờ đọc được mô hình nuôi bồ câu Pháp trên một tờ báo, nhận thấy đây là một mô hình mới, có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của địa phương, anh quyết định vào Quảng Nam mua 30 cặp giống về nuôi thử, mỗi cặp giá 450 nghìn đồng.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi động vật hoang dã của người dân có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ nuôi lợn rừng, nhím, chồn hương, chim trĩ… anh Nguyễn Hữu Khởi ở thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn (Tiên Du - Bắc Ninh) lại chọn cho mình một vật nuôi khác, đó là chim công. Bước đầu mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao.