Ổn định kinh tế gia đình nhờ trồng nấm

Được học nghề ở xã và chịu khó tham quan thực tế ở nhiều nơi cũng như tìm hiểu trên sách báo, anh Trần Văn Tường (ấp Hưng Hòa, xã Phú Hưng) – Tổ phó Tổ sản xuất nấm xã Phú Hưng quyết định thực hiện mô hình trồng nấm bào ngư và nấm mèo với khoảng 1.000 bịch phôi. Tuy vốn đầu tư ban đầu khá cao, bình quân 1 trại nấm từ 60 – 70 triệu đồng, nhưng chỉ sau 2 vụ có thể thu hồi vốn. Theo kinh nghiệm, muốn sản xuất nấm thành công phải tìm hiểu đặc tính của từng loại nấm, áp dụng đúng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất.
Nhờ vậy, từ một trại nấm ban đầu khoảng 1.000 bịch phôi, hiện tại gia đình anh đã phát triển lên 4.000 bịch phôi trên diện tích 165m2. Nấm bào ngư hiện từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, còn nấm mèo khô giá từ 85.000 – 100.000 đồng/kg. “Lúc trước trồng nấm còn phụ thuộc phôi nấm của các thương lái ở những nơi khác, người ta giao thì mình mới có trồng, còn không thì mình không có nguyên liệu để sản xuất. Thấy vậy, tôi đã tự tìm nguồn nguyên liệu về tự sản xuất phôi giao cho bà con tổ viên có nhu cầu”- anh Tường cho hay.
Hiện nay, nấm mèo, nấm bào ngư rất có triển vọng phát triển và mang lại nguồn lợi khá cho bà con. Điển hình như trồng nấm mèo, do thu hoạch đồng loạt nên không tốn nhiều công lao động và bảo quản cũng dễ hơn các loại nấm khác (thời gian từ lúc treo bịch phôi đến khi thu hoạch nấm khoảng 60 - 70 ngày). Người trồng chỉ cần đầu tư trại có bạt phủ xung quanh, nền đất và máy tưới nước tạo độ ẩm. Sau khi mua bịch meo đã được cấy phôi, người trồng treo lên giàn, dùng dao rạch bịch meo nhiều đường để cho nấm lên. Khi thu hoạch nên hái cả cụm, sau đó rửa sạch và phơi khô.
Cũng có để nấm tự khô trên giàn, sau đó hái sẽ tránh được tình trạng giập nát. Theo anh Tường, tổ hiện có từ 9 - 10 trại nấm, có hộ làm trại riêng để trồng, cũng có hộ tận dụng treo ở sàn nhà nhưng sản lượng thu hoạch cũng đạt từ 500 - 600 gram/cây meo nấm bào ngư, nấm mèo từ 60 - 90 gram/cây meo. Từ tháng 8, bà con sẽ chuẩn bị trồng nấm mèo và kéo dài đến đầu tháng 2 thì sẽ chuyển sang trồng nấm bào ngư. Với giá cả ổn định như hiện nay, bà con trồng hai loại nấm này thu nhập rất ổn định.
Bên cạnh đó, anh Tường đã thử nghiệm thành công việc tận dụng phụ phẩm từ việc trồng nấm bào ngư, nấm mèo để trồng nấm rơm. Bước đầu đã đem lại hiệu quả rất khả quan, vì sản lượng nấm thu hoạch tương đương trồng bằng rơm, nhưng chất lượng nấm thành phẩm trắng hơn nấm được trồng từ rơm nên giá bán ra cao hơn. “Tôi đang ấp ủ ý định mở rộng quy mô để tăng sản lượng cung cấp cho thị trường. Đồng thời, tôi sẽ trồng thêm nhiều loại nấm như nấm linh chi, nấm rơm và đặc biệt là có thể tự tạo ra meo giống để hoàn thiện các công đoạn sản xuất trọn vẹn nấm mèo. Từ đó, tăng thêm thu nhập cho gia đình, có thể cung cấp giống và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với bà con trồng nấm…”- anh Tường chia sẻ.
Anh Tường cho biết, dù hiện nay giá nấm rất ổn định và thị trường cần nhưng nguồn hàng lại khan hiếm vì các tổ viên trong tổ hợp tác phải tạm ngưng sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Tính từ đầu năm đến hết tháng 10, tổng lượng gạo xuất khẩu (XK) đạt 5,038 triệu tấn, trị giá 2,079 tỉ USD (giá FOB), giảm trên 300.000 tấn về khối lượng và trên 300 triệu USD về giá trị so với cùng kỳ 2014.

Theo đánh giá của ngành chức năng Lâm Đồng, năm nay, trên địa bàn do lượng mưa ít, nắng nhiều, nhiệt độ trung bình cao hơn 0,5 độ so với các năm trước đã dẫn đến tình trạng một số diện tích điều nở hoa sớm.

Vừa qua, tại Hội trường UBND xã Trung Lập Thượng, Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi – trực thuộc Trung tâm Khuyến nông thành phố đã tổ chức hội thảo tình hình tiêu thụ rau VietGAP và chuyển đổi đất lúa tại cánh đồng rau VietGAP Trung Hiệp Thạnh.

Hiện nay, giá mủ cao su tạp tại những vùng trồng cao su lớn, như: Đồng Nai, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk… liên tiếp giảm xuống chỉ còn 8 ngàn đồng/kg, cao su SVR hạ còn 24,7 - 25 ngàn đồng/kg.

Trong vòng 5 năm trở lại đây, giá hồ tiêu liên tục tăng, lợi nhuận từ cây trồng này cũng tăng lên 100 - 200%. Hồ tiêu đã “soán” ngôi cao su, cà phê để trở thành cây trồng “vàng” của nông dân trong thời điểm hiện nay.