Ổi Thanh Hà rớt giá

Cây ổi nơi đây thích hợp với thổ nhưỡng nên cho năng suất và chất lượng khá cao, trái ra quanh năm. Tuy nhiên tại thời điểm này, giá ổi bán buôn đang rớt mạnh.
Theo nhiều người dân, giá ổi chỉ dao động từ 3.000 - 4.000đ/kg mà nhiều hộ vẫn chưa bán được. Cùng kỳ năm ngoái, ổi có giá từ 10.000 đến 13.000đ/kg, gấp 2 - 3 lần so với năm nay.
Theo ông Mạc Văn Ánh, chủ vườn ổi rộng 5 - 6 sào, bình thường sau khi trừ chi phí có thể thu được khoảng hơn chục triệu đồng từ một sào ổi mỗi năm. Tuy nhiên, với giá ổi rẻ như hiện tại thì lãi rất ít, thậm chí có hộ còn không có lãi.
Ông Mạc Văn Mạo, phó chủ nhiệm HTX Liên Mạc - Thanh Hà cho biết: Giá ổi đang ở mức thấp kỷ lục từ trước đến nay. Nguyên nhân chủ yếu là do vụ ổi này chất lượng chưa cao, vị ổi nhạt, bấc lòng, thị trường tiêu thụ chậm, dẫn đến hàng hóa bị dồn ứ.
Từ năm 2009 - 2010, do cây vải thất thu nên người dân Liên Mạc rủ nhau trồng thêm cây ổi. Đến nay, toàn xã đã có hơn 400 ha đất trồng ổi, tăng hơn chục ha so với năm ngoái. Song một vài năm trở lại đây, cây ổi ở Thanh Hà có hiện tượng chết rải rác do đất ngày càng xấu đi, môi trường ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu
Mô hình trồng ổi VietGAP cũng đã được triển khai thí điểm ở đây khoảng 6 ha. Tuy nhiên, ổi trồng VietGAP giá bán cao hơn nên gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Vai trò không thể phủ nhận của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp là mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân và cây trồng, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ đất, nguồn nước, làm cho lương thực, thực phẩm được an toàn. Những ưu điểm này đã được các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng để đem về sức sống cho đồng ruộng, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh cho rằng: Trong điều kiện còn nhiều khó khăn của cả nước, cùng sự tác động suy thoái kinh tế và khủng hoảng thị trường thế giới, nhưng 4 năm qua, nền kinh tế Hậu Giang vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, tạo tiền đề quan trọng để phát triển chung cho cả giai đoạn 2011-2015.

Với những thuận lợi về hệ thống đê bao khép kín, kết hợp áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thúc đẩy nền nông nghiệp ở huyện Vị Thủy đạt cả 3 mặt. Năm 2014, là năm thứ 14 huyện Vị Thủy có sản lượng lúa đạt trên 200.000 tấn/năm.

Là vùng đất thuần nông nhưng diện tích gieo cấy 2 vụ lúa của xã Trực Hùng (Trực Ninh) lại hạn chế (313,37ha). Do vậy xã đã xác định đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất canh tác là định hướng trọng tâm phát triển nông nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết số 07 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVIII về phát triển kinh tế trang trại, gia trại, huyện Vụ Bản chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, gia trại gắn với quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp và quy hoạch xây dựng NTM.