Ổi Thanh Hà rớt giá

Cây ổi nơi đây thích hợp với thổ nhưỡng nên cho năng suất và chất lượng khá cao, trái ra quanh năm. Tuy nhiên tại thời điểm này, giá ổi bán buôn đang rớt mạnh.
Theo nhiều người dân, giá ổi chỉ dao động từ 3.000 - 4.000đ/kg mà nhiều hộ vẫn chưa bán được. Cùng kỳ năm ngoái, ổi có giá từ 10.000 đến 13.000đ/kg, gấp 2 - 3 lần so với năm nay.
Theo ông Mạc Văn Ánh, chủ vườn ổi rộng 5 - 6 sào, bình thường sau khi trừ chi phí có thể thu được khoảng hơn chục triệu đồng từ một sào ổi mỗi năm. Tuy nhiên, với giá ổi rẻ như hiện tại thì lãi rất ít, thậm chí có hộ còn không có lãi.
Ông Mạc Văn Mạo, phó chủ nhiệm HTX Liên Mạc - Thanh Hà cho biết: Giá ổi đang ở mức thấp kỷ lục từ trước đến nay. Nguyên nhân chủ yếu là do vụ ổi này chất lượng chưa cao, vị ổi nhạt, bấc lòng, thị trường tiêu thụ chậm, dẫn đến hàng hóa bị dồn ứ.
Từ năm 2009 - 2010, do cây vải thất thu nên người dân Liên Mạc rủ nhau trồng thêm cây ổi. Đến nay, toàn xã đã có hơn 400 ha đất trồng ổi, tăng hơn chục ha so với năm ngoái. Song một vài năm trở lại đây, cây ổi ở Thanh Hà có hiện tượng chết rải rác do đất ngày càng xấu đi, môi trường ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu
Mô hình trồng ổi VietGAP cũng đã được triển khai thí điểm ở đây khoảng 6 ha. Tuy nhiên, ổi trồng VietGAP giá bán cao hơn nên gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày đầu tháng 10, trong chuyến công tác tại huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), tôi đến thăm mô hình nuôi cá tầm của HTX Hạnh Lợi ở bản Nặm Uôn, xã Chiềng Ơn. Thật bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy những con cá tầm, loài cá chỉ thích nghi ở vùng nước lạnh lại sống khỏe mạnh, phát triển tốt ngay trên hồ thủy điện Sơn La.

Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho tôm.

Ông Võ Văn Đỏ, là tổ trưởng nhân giống lúa xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành và là nông dân tiên phong tỉnh Long An thực hiện mô hình “Nuôi cấy nấm xanh diệt rầy nâu tại nông hộ” đạt hiệu quả.

Thời gian gần đây tại các hồ nuôi cua thuộc khu vực sông Trường Giang của hộ ông Lê Văn Khôi (thôn Phú Ngọc, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) luôn có nhiều người đến xem và không ngớt lời thán phục về mô hình nuôi trồng thủy sản mới đầy hứa hẹn.

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững, tránh được dịch bệnh, mang lại thu nhập cao, ngày 10/10, Chi cục nuôi trồng thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, với sự tham dự của các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản trong và ngoài nước, các công ty, các trại sản xuất tôm giống cùng hàng trăm hộ dân nuôi tôm tại tỉnh.