Ổi Siêu Sạch Ở Quảng Khê

Từ năm 2010, anh Trần Tấn Tâm, trú tại thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong - Đắc Nông) đã mạnh dạn đầu tư, đưa giống ổi Trân Châu vào trồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Anh Tâm chia sẻ: “Giống ổi này có lợi thế là trái bóng đẹp, giòn, ngọt dịu và cho trái quanh năm. Bệnh thường gặp trên cây ổi là bệnh nấm, nếu không xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến rụng quả. Cũng theo anh Tâm thì sở dĩ gọi là ổi “siêu sạch” là vì các quy trình chăm sóc cây trồng luôn được tiến hành một cách chặt chẽ theo sự phát triển của trái, nhất là đảm bảo cách ly với các loại thuốc bảo vệ thực vật. Ngay khi trái ổi lớn bằng ngón chân cái, đã được bọc bằng bao xốp và bao ni lông. Từ đây, trái ổi phát triển hoàn toàn không tiếp xúc với các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, giảm thiểu tối đa các loại sâu đục trái”.
Hiện nay, mỗi ngày, vườn ổi cho thu hoạch gần 100 kg, với giá khoảng 20.000 đồng/kg đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh. Ngoài việc bán tại thị trường địa phương, anh đã thiết lập được bạn hàng ở TP. Hồ Chí Minh để làm nơi tiêu thụ hàng hóa thường xuyên và lâu dài.
Bên cạnh đó, anh còn kết hợp trồng xen cây cà phê chè và bơ trong vườn ổi để tăng hiệu quả trên cùng một diện tích canh tác. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh còn tạo việc làm cho 9 lao động thường xuyên, với thu nhập từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, hiện nay, vườn ổi của gia đình anh Tâm trở thành điểm tham quan, học hỏi của nhiều bạn trẻ tại địa phương và anh cũng sẵn sàng hướng dẫn, trao đổi kỹ thuật trồng, chăm sóc ổi với mọi người.
Có thể bạn quan tâm

Khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Châu Á Thái Bình Dương (TPP), sản phẩm chăn nuôi nhập vào thị trường trong nước có mức thuế bằng 0%. Ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh gay gắt ngay trên "sân nhà".

Phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, lại được trồng liên vụ cho thu nhập ổn định, cây khoai sáp đang được nhiều nông dân xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) lựa chọn để thay thế cho những cánh đồng 1 vụ đang khát nước.

Đến nay, mô hình cánh đồng lớn được triển khai tại 39 điểm, trên địa bàn 18 xã ở các huyện trong tỉnh Cà Mau với quy mô hơn 8.500 ha.

Sáng 25-9, Sở KH-CN đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu nhân nhanh invitro gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh trên địa bàn tỉnh BR-VT.

Đến vùng cao Ba Tơ, nhắc đến cây tiêu người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ba Lế, bởi đây là đặc sản nổi tiếng một thời.