Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ổi Siêu Sạch Ở Quảng Khê

Ổi Siêu Sạch Ở Quảng Khê
Ngày đăng: 21/06/2013

Từ năm 2010, anh Trần Tấn Tâm, trú tại thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong - Đắc Nông) đã mạnh dạn đầu tư, đưa giống ổi Trân Châu vào trồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Anh Tâm chia sẻ: “Giống ổi này có lợi thế là trái bóng đẹp, giòn, ngọt dịu và cho trái quanh năm. Bệnh thường gặp trên cây ổi là bệnh nấm, nếu không xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến rụng quả. Cũng theo anh Tâm thì sở dĩ gọi là ổi “siêu sạch” là vì các quy trình chăm sóc cây trồng luôn được tiến hành một cách chặt chẽ theo sự phát triển của trái, nhất là đảm bảo cách ly với các loại thuốc bảo vệ thực vật. Ngay khi trái ổi lớn bằng ngón chân cái, đã được bọc bằng bao xốp và bao ni lông. Từ đây, trái ổi phát triển hoàn toàn không tiếp xúc với các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, giảm thiểu tối đa các loại sâu đục trái”.

Hiện nay, mỗi ngày, vườn ổi cho thu hoạch gần 100 kg, với giá khoảng 20.000 đồng/kg đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh. Ngoài việc bán tại thị trường địa phương, anh đã thiết lập được bạn hàng ở TP. Hồ Chí Minh để làm nơi tiêu thụ hàng hóa thường xuyên và lâu dài.

Bên cạnh đó, anh còn kết hợp trồng xen cây cà phê chè và bơ trong vườn ổi để tăng hiệu quả trên cùng một diện tích canh tác. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh còn tạo việc làm cho 9 lao động thường xuyên, với thu nhập từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Với hiệu quả kinh tế mang lại, hiện nay, vườn ổi của gia đình anh Tâm trở thành điểm tham quan, học hỏi của nhiều bạn trẻ tại địa phương và anh cũng sẵn sàng hướng dẫn, trao đổi kỹ thuật trồng, chăm sóc ổi với mọi người.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu rơm sang Nhật làm chiếu và thức ăn gia súc Xuất khẩu rơm sang Nhật làm chiếu và thức ăn gia súc

Phụ phẩm sau thu hoạch lúa của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như rơm, rạ có cơ hội được sử dụng làm chiếu và thức ăn cho bò.

30/11/2015
Sao nông nghiệp lại sợ TPP Sao nông nghiệp lại sợ TPP

“Chúng ta cứ loay hoay với chuyện nuôi con gì, trồng cây gì; chuyện được mùa rớt giá, được giá mất mùa. Mô hình này là lời giải sinh động cho những tồn tại của nền nông nghiệp Việt Nam. Điều tôi trăn trở nhất là làm sao có chính sách khuyến khích các mô hình tương tự”

30/11/2015
Khi đã có niềm tin Khi đã có niềm tin

Những thông tin từ hệ thống Thống kê của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAOSTAT) cho thấy một chuyện... không vui: Hạt điều, tiêu đen đều chiếm vị trí số 1 cả về lượng và giá trị, nhưng giá bán hạt điều xếp thứ 6, tiêu đen thứ 8.

30/11/2015
Học nhiều, hành không nổi Học nhiều, hành không nổi

Trong những ngày gần đây, chuyện hàng nghìn buồng chuối tiêu hồng “ế nẫu” làm “nẫu lòng” các hộ nông dân tại xã Liên Châu (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về phương cách làm nông nghiệp tự phát, phi thị trường, đầy rủi ro.

30/11/2015
Làng khô lo thiếu nguyên liệu Làng khô lo thiếu nguyên liệu

Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất khô trên địa bàn tỉnh An Giang đang bước vào mùa làm ăn mới, chuẩn bị hàng bán Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do lũ nhỏ, diện tích nuôi thu hẹp nên lượng cá khan hiếm đã đẩy giá cá lóc, cá sặc bổi nguyên liệu tăng từ 15 – 20% so cùng kỳ.

01/12/2015