Ổi Siêu Sạch Ở Quảng Khê

Từ năm 2010, anh Trần Tấn Tâm, trú tại thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong - Đắc Nông) đã mạnh dạn đầu tư, đưa giống ổi Trân Châu vào trồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Anh Tâm chia sẻ: “Giống ổi này có lợi thế là trái bóng đẹp, giòn, ngọt dịu và cho trái quanh năm. Bệnh thường gặp trên cây ổi là bệnh nấm, nếu không xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến rụng quả. Cũng theo anh Tâm thì sở dĩ gọi là ổi “siêu sạch” là vì các quy trình chăm sóc cây trồng luôn được tiến hành một cách chặt chẽ theo sự phát triển của trái, nhất là đảm bảo cách ly với các loại thuốc bảo vệ thực vật. Ngay khi trái ổi lớn bằng ngón chân cái, đã được bọc bằng bao xốp và bao ni lông. Từ đây, trái ổi phát triển hoàn toàn không tiếp xúc với các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, giảm thiểu tối đa các loại sâu đục trái”.
Hiện nay, mỗi ngày, vườn ổi cho thu hoạch gần 100 kg, với giá khoảng 20.000 đồng/kg đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh. Ngoài việc bán tại thị trường địa phương, anh đã thiết lập được bạn hàng ở TP. Hồ Chí Minh để làm nơi tiêu thụ hàng hóa thường xuyên và lâu dài.
Bên cạnh đó, anh còn kết hợp trồng xen cây cà phê chè và bơ trong vườn ổi để tăng hiệu quả trên cùng một diện tích canh tác. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh còn tạo việc làm cho 9 lao động thường xuyên, với thu nhập từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, hiện nay, vườn ổi của gia đình anh Tâm trở thành điểm tham quan, học hỏi của nhiều bạn trẻ tại địa phương và anh cũng sẵn sàng hướng dẫn, trao đổi kỹ thuật trồng, chăm sóc ổi với mọi người.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, giá hồ tiêu tăng vào mức kỷ lục, thế nhưng bà con nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vuột mất “cơ hội vàng” vì điệp khúc “được giá, mất mùa” lại đến.

Sau khi thả nuôi tôm biển vụ chính gần 3 tháng, ở Bến Tre, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp. Tôm nuôi bị chết không thể hiện rõ triệu chứng. Ngành hữu quan đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra trên diện rộng…

Nếu bán rừng của mình, vợ chồng anh không chỉ mua được nhà ở nơi đông đúc nhất nhì thành phố Hòa Bình, mà vẫn thừa tiền mở cửa hàng hoặc gửi ngân hàng lấy lãi, sống phong lưu suốt đời. Nhưng anh nhất định không. Vì “không có gì có thể bắt chúng tôi xa rừng được. Cánh rừng này đã trở thành một phần máu thịt của vợ chồng tôi”.

Oái oăm đến khó hiểu của ngành nông nghiệp VN là đến giờ này, cả ngành trái cây rộng lớn liên quan đến hàng chục triệu nông dân vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể phát triển.

Chỉ tìm nuôi những con đặc sản có “đầu ra” lớn, mỗi năm, anh Bùi Văn Hợp (ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã bỏ túi hàng trăm triệu đồng.