Ốc Bươu Vàng Bị Mua Gom

Ốc bươu vàng là đại dịch của nhà nông, cắn phá lúa gây thiệt hại nghiêm trọng, người dân tìm đủ cách diệt trừ nhưng không hết. Thịt ốc ăn không ngon, nhà nông chỉ chế biến cho cá tôm hay vịt ăn. Thế mà gần đây, ốc bươu vàng lại được thương lái thu gom xuất qua Trung Quốc!
Theo nông dân Võ Văn Sáu, ngụ ở xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) thì mấy ngày nay, thương lái tới miệt này gom thịt ốc bươu vàng với giá từ 12.000-14.000 đồng/kg. Trong khi đó, ngày thường, giá ốc thịt chỉ từ 7.000-11.000 đồng/kg. Theo ông Sáu, bình quân 10kg ốc bươu vàng còn vỏ cho khoảng 2kg ốc thịt.
Cũng theo ông Sáu, trong mùa lũ, ốc bươu vàng nhiều vô kể, lại dễ bắt nên người dân hồ hởi rủ nhau đi bắt ốc bán. Ở các xã vùng sâu tỉnh Hậu Giang, nhiều người nghèo đi bắt ốc bươu vàng ngày kiếm được 50.000-100.000 đồng/ngày.
Ông Nguyễn Ngọc Âm, ngụ xã Long Phú (huyện Long Mỹ), có cơ sở thu mua ốc bươu vàng cho biết, lúc trước ông mua ốc bán cho các hộ nuôi tôm càng xanh, ba ba thì một tháng trở lại đây chỉ gom ốc bán cho các lái.
Mỗi ngày, cơ sở của ông thu mua khoảng 8 tấn ốc bươu vàng, tạo việc làm cho hơn 50 lao động ở địa phương.
Hỏi ông Âm sao đột nhiên lái gom ốc bươu vàng, ông Âm lắc đầu, chỉ nghe lái nói gom thịt ốc xuất qua Trung Quốc, Đài Loan để chế biến làm thức ăn cho gia súc, gia cầm!
Ông Đặng Ngọc Giao, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho biết sở đang chỉ đạo ngành nông nghiệp địa phương nắm lại tình hình, số lượng thu mua ốc bươu vàng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo ông Giao, việc thương lái tìm mua ốc bươu vàng kéo theo nhiều người đi bắt ốc đã góp phần lợi cho nhà nông không tốn kém tiền mua hóa chất tận diệt chúng.
Nhưng mặt khác, cũng kéo theo hệ lụy xấu khi nhiều người hám lợi lén nuôi ốc bươu vàng bán cho thương lái vì loài này sinh trưởng rất nhanh. Cho nên vấn đề này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh yêu cầu các địa phương quản lý chặt chẽ
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội, sau 4 ngày (từ 4/9) tập trung dập ổ dịch sâu róm hại thông trên 27,5ha rừng tại 2 xã Nam Sơn và Phù Linh (huyện Sóc Sơn) bằng thuốc trừ sâu sinh học Kuraba WP, tỷ lệ sâu róm bị diệt trừ đạt 95%. Tỷ lệ này đạt hiệu quả cao so với sử dụng thuốc truyền thống.

Tháng 6-2011, Tổ sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (Bến Tre) được công nhận đạt bộ tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP), với diện tích hơn 22ha, có 36 hộ tham gia. Đây là tổ sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP đầu tiên của huyện được công nhận. Thế nhưng mô hình rất khó nhân rộng, bởi chi phí quá cao và còn nhiều chuyện phải bàn.

Theo quyết định được Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố vào cuối tuần trước, vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng được 1 số tiêu chuẩn về vệ sinh-an toàn thực phẩm.

Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, bắt đầu xuất hiện ở Sóc Trăng từ năm 2007, nhưng đến năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, nhiều nhất ở các huyện Kế Sách, Long Phú…

Kể từ khi bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện đến nay, những vườn cam sành bạt ngàn nằm ven các con lộ nông thôn chạy qua địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy ngày nào đã nhanh chóng thay màu lá mới, khi màu xanh tươi tốt dần biến mất và để lại một màu vàng nhạt nhẽo ngoài mong đợi.