Ốc Bươu Hại Lúa

Hồi giữa tháng 5 dương lịch, vợ chồng anh Tám Quế Phú ở huyện Quế Sơn đồng loạt gieo sạ 4 sào lúa bằng loại giống dài ngày Nhị ưu 838. Giai đoạn đầu thấy cây mạ lên xanh mướt, họ khấp khởi mừng. Thế nhưng 10 ngày trở lại đây ốc bươu vàng xuất hiện mỗi lúc một nhiều khiến anh phập phồng lo vụ mùa thất bát.
Chỉ tay về phía những ruộng lúa non trơ trụi, giọng anh Tám buồn rười rượi: “Khổ thiệt, thời điểm này cây lúa đang trong kỳ đẻ nhánh rộ vậy mà ốc bươu vàng cứ cắn phá. Hơn 1 tuần nay, ngày nào tui và vợ con cũng kéo nhau ra đồng bắt ốc nhưng không xuể, bởi diệt lứa này thì nó lại nở ra lứa khác. Nếu tình trạng ni tiếp tục kéo dài thì năng suất lúa giảm mạnh là điều khó tránh khỏi”.
Mấy ngày gần đây, lội khắp các cánh đồng ở vùng đông Quế Sơn đâu Tư tôi cũng thấy nông dân rầu lòng bên những ruộng lúa. Ông Nguyễn Văn Chín – Trưởng phòng NN&PTNT huyện này cho biết, không chỉ vùng quê của anh Tám Quế Phú, hiện nay trên địa bàn xã Quế Xuân 1, Hương An, Quế Xuân 2 cũng đã có ít nhất 1 nghìn sào lúa non bị ốc bươu vàng tấn công.
Ông Chín lo lắng: “Những ngày qua, tại các địa phương ấy, lượng ốc trên đồng ruộng liên tục tăng lên. Nếu thời gian tới ngành liên quan và chính quyền cấp cơ sở không tập trung vận động nông dân tích cực ra quân tiêu diệt ốc bươu vàng thì chắc chắn mức độ thiệt hại sẽ không dừng lại”.
Hôm qua, ra Duy Xuyên có việc Tư tôi lại thấy cô Sáu Duy Châu đang lom khom bắt ốc bươu vàng trên ruộng. Trời nắng hầm hập, nhìn những đám lúa xơ xác của mình, cô Sáu lắc đầu: “Hè thu ni tui làm cả thảy 3 sào lúa. Gieo hạt giống xuống đất, tui hy vọng sẽ có một mùa bội thu.
Nào ngờ mấy ngày nay ốc bươu vàng xuất hiện nhiều vô kể, chúng cắn trụi lá và thân lúa non khiến vợ chồng tui như ngồi trên đống lửa. Dịch bệnh liên miên, chuồng trại bỏ trống, nếu vụ ni năng suất lúa tụt giảm mạnh thì khó khăn sẽ chồng chất”.
Không chỉ cô Sáu Duy Châu, hàng trăm hộ dân khác ở huyện Duy Xuyên cũng đang khó khăn vì ốc bươu vàng. Theo ngành nông nghiệp địa phương, trong vòng nửa tháng trở lại đây toàn huyện đã có không dưới 400 sào lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ bị loài sinh vật này gây hại, tập trung nhiều nhất tại các xã thuộc vùng tây.
Anh Ba Trồng Trọt cho biết: “Ngoài 2 huyện chú Tư vừa kể thì hiện nay tại nhiều nơi khác trên địa bàn tỉnh nhà nông cũng đang đứng ngồi không yên vì ốc bươu vàng. Loại ốc này rất tạp ăn lúa non, có khả năng sinh sản cực nhanh, hoạt động mạnh nhất vào thời điểm sáng sớm và chiều tối.
Để tiêu diệt ốc bươu vàng hiệu quả, nông dân nên cắm cọc quanh bờ, rải rác khắp ruộng, đầu nguồn nước, dọc theo các rãnh. Khi ốc bò lên những chiếc cọc ấy đẻ trứng, bà con sẽ dễ dàng bắt và tiêu hủy. Việc làm này phải thực hiện thường xuyên, liên tục từ đầu đến cuối vụ. Ngoài ra, lúc đưa nước từ kênh vào ruộng cần phải dùng phên hoặc lưới chắn 3 lớp ngăn chặn ốc xâm nhập”.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.

Vụ ấy, sau khi trừ chi phí ông Toàn còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thành công bước đầu ấy là tiền đề để ông mạnh dạn thả tôm càng xanh vào những vụ tiếp theo với diện tích và số con giống gấp đôi. Như vụ 2014, ông thả 6.000 tôm càng xanh giống trên đồng lúa 2ha vừa lời gần 40 triệu đồng.

Khoảng 5% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu được chứng nhận bởi bên thứ 3. Mục tiêu của GAA là thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu. iBAP sẽ giúp đưa ra các sáng kiến cho các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản cải thiện và đạt chứng nhận.

Từ nhiều năm nay Thủy Trầm có tới hơn 90% số hộ nuôi, gột cá chép đỏ chuyên phục vụ cho việc cúng lễ. Thực ra, cách nay khoảng 30 - 40 năm, nghề nuôi thả cá chép đã hình thành và phát triển tại Thủy Trầm, nhưng số lượng các hộ dân tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay, chứ chưa phát triển rầm rộ như bây giờ.