Oải Với Điệp Khúc Được Mùa Mất Giá

Long Khánh được xem là vựa trái cây lớn của Đồng Nai và của cả khu vực miền Đông Nam bộ. Hiện chôm chôm Long Khánh đang vào cao điểm thu hoạch. Tuy nhiên, hầu hết các nhà vườn đều kém vui vì giá bán tỷ lệ nghịch với năng suất.
Có vườn chôm chôm giống Thái Lan rộng 1 hécta, gần 10 năm tuổi nhưng ông Vũ Văn Minh (ấp Phú Mỹ, xã Xuân Lập) chẳng vui vẻ gì, mặc dù chôm chôm năm nay trúng mùa, trái trĩu cành. Hiện vườn chôm chôm đang thu hoạch rộ, dự kiến thu được khoảng 1,8 tấn. Với giá bán hiện tại trên dưới 5 ngàn đồng/kg, ông Vinh thu được khoảng 90 triệu đồng. Nhưng chi phí đầu vào đã khoảng 60 triệu đồng, như vậy, với 1 hécta chôm chôm, gia đình ông chỉ còn lãi khoảng 30 triệu đồng/năm.
Gia đình ông Minh là một trong 45 hộ tham gia tổ hợp tác (THT) cây lâu năm của xã. Vườn chôm chôm của ông và hầu hết các nông dân khác trong THT năng suất đều rất cao vì được đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm, được hướng dẫn sâu kỹ thuật canh tác nên năng suất cao gấp 3-4 lần so với năm trước.
Ông Trịnh Cao Khải, Tổ trưởng THT cây lâu năm xã Xuân Lập, cho biết: “THT cây lâu năm xã Xuân Lập rất chú trọng công tác khuyến nông, vì thế năm nay sản lượng đạt rất cao. Nhưng vấn đề là năm ngoái giá từ 15-17 ngàn đồng/kg, song hiện tại giá chôm chôm ở đây chỉ có 5 ngàn đồng/kg. Nhiều vườn chỉ huề vốn hoặc lãi rất ít, không xứng với công sức đầu tư”.
Không riêng gì chôm chôm Thái Lan, mà giá bán của chôm chôm nhãn, chôm chôm tróc cũng đều thấp hơn nhiều so với năm trước. Điệp khúc “được giá mất mùa - được mùa mất giá” dường như đã trở thành quy luật với vùng chôm chôm nổi tiếng này.
Có thể bạn quan tâm

Nhưng quan trọng hơn là làm lúa theo hướng VietGAP an toàn cho cả người SX lẫn người sử dụng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo truy nguyên được nguồn gốc. Đó là nhận định chung của những hộ nông dân ở các huyện SX lúa trọng điểm của tỉnh Kiên Giang sau khi tham gia thực hiện CĐL.

Chưa năm nào người trồng quýt đường ở Hậu Giang gặp khó khăn như hiện nay: Giá cả giảm liên tục, thương lái ép giá, sâu bệnh hoành hành, giá cả phân bón, thuốc BVTV tăng cao…

Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”.

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh

Giá cá kèo giảm so với cùng kỳ năm 2013 từ 15.000 - 20.000 đồng/ký. Trong khi đó, giá thức ăn cho cá hiện ở mức khá cao (từ 14.800 - 16.000 đồng/kg). Do giá thức ăn cao, nên người nuôi cá không có lãi, một số hộ còn bị lỗ.