Ô Nhiễm Môi Trường Nước, Cá Kình Chết Hàng Loạt

Hiện ở thôn Mai Dương và trên địa bàn xã Quảng Phước đã có 7 ha cá kình bị chết với số lượng hơn 8 vạn con.
Cùng với dịch bệnh ở tôm sú, 3 ngày nay bà con ngư dân trên địa bàn xã Quảng Phước (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) đang lao đao với tình trạng cá kình chết hàng loạt.
Anh Hà Văn Duy, cán bộ Thủy sản phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền cho biết: Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng những trận mưa giông bất ngờ vào cuối tuần qua làm thay đổi độ mặn của các hồ nuôi. Ngoài ra, một lượng lớn phèn trên bờ hồ tràn xuống làm cho nước chua, trong hồ cũng xuất hiện hiện tượng “tảo lan” làm cho lượng ôxy trong nước giảm đột ngột.
Một nguyên nhân khiến cá kình ở đây chết hàng loạt là do người dân thả nuôi mật độ quá dày, cá bị ngạt oxy trong khi chất lượng con giống ngày càng kém, anh Duy cho biết thêm.
Trước thực trạng trên, phòng NN&PTNT huyện và UBND xã đang chỉ đạo người dân tiến hành thu hoạch, vệ sinh ao hồ, bảo vệ môi trường... tránh ô nhiễm nguồn nước của số cua, tôm còn lại đang thả nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (gọi tắt là Công ty Bia Sài Gòn) tiếp tục đồng hành cùng Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 4 con bò với giá trị khoảng 40 triệu đồng cho bà con nông dân tại huyện Thường Xuân.

Mạnh dạn đưa giống bưởi Diễn về vùng đất khô cằn quê mình, anh Hồ Sỹ Phượng (34 tuổi, quê Nghệ An) từ người đi làm thuê cho các chủ vườn đã trở thành “vua bưởi”, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

“Quan điểm của trung tâm là nếu xác định lỗi thuộc về meo thì sẽ đền bù lại giống meo mới đạt chất lượng hoặc hoàn tiền mua meo cho những cơ sở bị thiệt hại” - ông Khôi nói.

Theo ông Toàn, nếu chủ tàu Hoàng Anh 01 có yêu cầu điều chỉnh chiều cao của tháp cabin tàu thì công ty sẽ thực hiện ngay, bởi việc này không mất nhiều thời gian và không ảnh hưởng đến các yếu tố kỹ thuật khác của cả con tàu.

Trước kia, điều được xem là cây xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, là cây phủ xanh đất trống, đồi trọc. Những năm hoàng kim, cây điều lên ngôi và Bình Phước đã được mệnh danh là “thủ phủ điều” của cả nước. Tuy nhiên, danh hiệu này không đứng vững được lâu, bởi điệp khúc được mùa, mất giá hay điệp khúc trồng, chặt. Vì vậy cây điều Bình Phước vẫn bấp bênh như nhiều cây trồng khác.