Ồ Ạt Trồng, Thanh Long Rớt Giá Thảm

Giá bán thanh long ruột đỏ tại Đồng Nai hiện chỉ còn 8-10 ngàn đồng/kg, còn thanh long ruột trắng được đổ đống bên đường bán với giá 3.000 đồng/kg.
Điều không thể ngờ khi chỉ mới đầu năm loại trái cây được xem là đặc sản này có giá 30-35 ngàn đồng/kg và đỉnh điểm lên đến 60-70 ngàn đồng/kg.
Sau nhiều vụ trúng giá đậm với cây thanh long, từ 2ha ban đầu ông Hoàng Văn Thanh ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai mua thêm đất trồng, nâng diện tích lên 5ha.
Tuy nhiên, với giá bán hiện nay, thu vào không đủ chi phí đầu tư, ông Thanh không khỏi lo lắng với hàng tỷ đồng đã bỏ ra cho cây thanh long. Ông Trần Đình Lai, Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc) cho biết một hécta thanh long nông dân đầu tư khoảng 200 triệu đồng.
Mấy năm qua thanh long bán được giá, nên nông dân phát triển mạnh loại cây trồng này. Nhưng với giá bán như hiện nay khoảng 5.000 đồng/kg thì nông dân chắc chắn lỗ.
Tại Đồng Nai, các huyện như Xuân Lộc, Thống Nhất, Trảng Bom đang phát triển ồ ạt cây thanh long ruột đỏ, có huyện còn chủ động đưa loại cây này thành cây trồng chiến lược trong mấy năm tới với tổng diện tích trên cả ngàn hécta.
Nghị quyết HĐND huyện Xuân Lộc nói năm 2013 toàn huyện trồng hơn 200ha thanh long, nhưng đến năm 2015 huyện này sẽ có 1.500ha. Tuy nhiên, công nghệ chế biến, đầu ra cho sản phẩm thì hoàn toàn không có. Một lãnh đạo UBND xã cho biết nghị quyết được xây dựng khi giá thanh long đang ở mức cao ngất, người trồng thu lợi nhuận đến khoảng 600 triệu đồng/hécta.
Vì sao rớt giá?
Sức hút của thanh long khiến hàng trăm hécta điều, xoài ở các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom nhanh chóng bị nông dân chặt bỏ thay bằng cây thanh long. Ông Nguyễn Thắng, ở xã Hưng Thịnh (huyện Thống Nhất) mới thay thế 2ha điều già bằng vườn thanh long dự kiến sẽ cho thu hoạch trong năm tới, nói: “Thấy được giá thì nông dân chạy theo thôi, ai cũng biết đầu ra nông sản hiện nay phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”.
Ông Nguyễn Hữu Tiến, một doanh nghiệp ở tỉnh Bình Thuận chuyên đưa thanh long qua thị trường Trung Quốc cho biết giá thanh long đạt chuẩn để xuất khẩu hiện nay đang được mua vào với giá 15 – 16 ngàn đồng/kg.
Tuy nhiên trái thanh long đạt chuẩn phải hội đủ nhiều yếu tố, không phải nhà vườn nào cũng đạt. Ông Tiến cho rằng thanh long rớt giá như hiện nay là do đang đụng mùa trái cây ở miền Bắc nên số lượng xuất qua Trung Quốc giảm sút và giá bán cũng phải hạ.
Theo một số doanh nghiệp, ngoài yếu tố đụng mùa trái cây, thanh long phụ thuộc nhiều vào xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc, tỷ lệ rủi ro rất cao. Các doanh nghiệp cũng cho rằng do cước vận tải tăng cao nên buộc lòng phải hạ giá mua sản phẩm.
Bà Lê Thị Hiệp, trưởng phòng nông nghiệp - phát triển nông thôn Xuân Lộc nhận xét về hướng đi của cây thanh long: Cây cho hiệu quả kinh tế cao nên khuyến khích người dân trồng, đặc biệt là với những vùng đất mà cây trồng khác không hiệu quả. Còn vấn đề thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sức tiêu thụ những năm tới có thay đổi hay không thì không dám chắc.
Có thể bạn quan tâm

Không ai ngờ rằng đằng sau ngôi nhà kho của anh Út Tấn, xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam - Bến Tre) là một trang trại chăn nuôi heo nếu chưa được biết trước đó. Bởi vì đứng ngay trang trại với khoảng 500 con heo thịt, chúng tôi vẫn không cảm nhận mùi hôi từ chất thải của heo.

Nguyễn Văn Nổi, 50 tuổi là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn Hòa Thạnh. Anh dày công đầu tư cải tạo vùng đất cát trắng phau ven biển trở thành trù mật cho những mùa cây trái bội thu. Trồng củ cải kết hợp chăn nuôi bò lai sind cung cấp sức kéo là con đường vươn lên làm giàu của anh Nổi trên vùng đất cát ven biển thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước.

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.

Chúng tôi đến nhà ông Hoàng Văn Nga ở khóm Hải Hoà (thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đúng vào dịp ông đang tiến hành thu hoạch hồ tiêu.