Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ồ ạt trồng khoai lang, nhà nông lỗ bạc tỷ

Ồ ạt trồng khoai lang, nhà nông lỗ bạc tỷ
Ngày đăng: 28/08/2015

Ồ ạt chạy theo phong trào, phá vỡ quy hoạch, sâu bệnh hoành hành, đầu ra bế tắc… khiến cho nhà nông trồng khoai lang ở miền Tây liên tục bị thua lỗ, nợ nần chất chồng.

Lỗ tiền tỷ

Huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long từ lâu được xem là thủ phủ khoai lang sầm uất nhất miền Tây. Vậy mà, suốt mấy tháng qua người trồng khoai nơi đây lâm vào tình cảnh vô cùng bi đát vì nợ nần.

Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, do chạy theo phong trào nhiều người dân không có đất, đã “liều mình” đi thuê đất nhiều nơi trồng khoai với quy mô lớn, dẫn đến thua lỗ, đường cùng không có khả năng trả nợ dẫn đến nghĩ quẩn. Ông Phùng Minh Hạnh – ngụ ở ấp Thành Sơn, xã Thành Trung buồn rầu: “Có lúc tôi đã phải nghĩ đến cái chết vì thua lỗ quá nặng. May mà có vợ, các con khuyên can. Khổ đau lắm mấy chú ơi, 4 cha con tôi thuê đến 70 công (7ha) đất trồng khoai, ai ngờ lỗ đến trên 1,1 tỷ đồng”.

Theo ông Hạnh, hiện gia đình đang thiếu ngân hàng 250 triệu đồng và thiếu tiền vay bên ngoài 6 cây vàng (gần 200 triệu đồng) nên mỗi quý phải đóng lãi 11,5 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông còn thiếu cửa hàng vật tư nông nghiệp 350 triệu đồng. Ông đang rao bán một nền đất 500m2 để trả nợ.

Lão nông Phan Văn Tạo, ngụ ở ấp Thành Hiếu, xã Thành Trung bộc bạch: Bản thân ông đã từng nghĩ đến chuyện tự tử cho xong mọi chuyện nhưng được vợ khuyên ngăn, không nghĩ đến nữa. “Gia đình tôi thuê 18.000m2 đất trồng khoai (1.000m2 tiền thuê 5,5 triệu đồng) vụ này lỗ khoảng 150 triệu đồng, nếu tính cả 3 năm nay thì tôi đã lỗ khoảng 450 triệu đồng. Ngoài thiếu tiền thuê đất, tôi còn thiếu ngân hàng 240 triệu đồng chưa trả” – ông Tạo than.

Phá vỡ quy hoạch

" Gia đình tôi thuê 18.000m2 đất trồng khoai (1.000m2 tiền thuê 5,5 triệu đồng) vụ này lỗ khoảng 150 triệu đồng, nếu tính cả 3 năm nay thì tôi đã lỗ khoảng 450 triệu đồng. Ngoài thiếu tiền thuê đất, tôi còn thiếu ngân hàng 240 triệu đồng chưa trả”.

Theo UBND xã Thành Trung và Tân Thành - 2 địa phương có diện tích trồng khoai lớn nhất ở huyện Bình Tân, nhiều năm qua, do giá khoai tăng nhanh, lúc cao điểm giá có thể từ 800.000 đồng đến trên 1 triệu đồng/tạ (60kg, 1.000m2 đất khoai có thể đạt từ 30-40 tạ), theo đó người dân có lời từ 400.000 đến trên 600.000 đồng/tạ. Thắng lợi trước mắt, nhiều hộ dân ồ ạt chuyển phần lớn diện tích đất lúa sang trồng khoai dẫn đến phá vỡ quy hoạch, nguồn cung vượt cầu, sâu bệnh tấn công, giá cả bấp bênh không kiểm soát được.

Ông Nguyễn Ngọc Định – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành cho biết: “Địa phương có quy hoạch nơi trồng, nơi không được trồng nhưng người dân vẫn trồng, không cản được”.

Theo ông Nguyễn Văn Liêm – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Theo quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có khoảng 12.300ha khoai nhưng đến nay đã cán mốc con số trên”.

“Để hạn chế những khó khăn trên, ngành nông nghiệp đã triển khai xây dựng cánh đồng mẫu khoai lang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Lượng khoai này sẽ bán với giá cao tại các thị trường khó tính, mang tính bền vững hơn. Thế nhưng do diện tích triển khai còn ít (40ha) nên sản lượng không nhiều” – ông Liêm thông tin.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Giải Pháp “Né” Hạn Cho Cây Trồng Vụ Đông Xuân Tìm Giải Pháp “Né” Hạn Cho Cây Trồng Vụ Đông Xuân

Năm 2014, lượng mưa ít hơn nhiều so với trung bình năm trước, mùa mưa kết thúc sớm nên một số hồ chứa, công trình thủy lợi không đủ nước phục vụ trong mùa khô 2015. Do đó, các địa phương, ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều phương án để đảm bảo nước tưới và “né” hạn vào cuối vụ cho cây trồng của người dân.

15/12/2014
Krông Nô Thúc Đẩy Sản Xuất Cây Lương Thực Theo Hướng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Krông Nô Thúc Đẩy Sản Xuất Cây Lương Thực Theo Hướng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Huyện Krông Nô có khoảng 19.000 ha đất nông nghiệp và điều kiện về nguồn nước khá thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 123.000 tấn. Vì vậy, hiện địa phương này được tỉnh chọn là vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa trọng điểm của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

15/12/2014
Chư Jút Chủ Động Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Xuân Chư Jút Chủ Động Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Xuân

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2014-2015, toàn huyện sẽ gieo trồng 900 ha cây trồng các loại; trong đó, chủ lực vẫn là ngô, lúa. Hiện nay, chính quyền và người dân các xã, thị trấn đang tích cực triển khai các giải pháp cần thiết để chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân đạt hiệu quả, kịp thời và phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong vụ.

15/12/2014
Sản Xuất Nông Sản Đảm Bảo Sức Khỏe Người Tiêu Dùng Sản Xuất Nông Sản Đảm Bảo Sức Khỏe Người Tiêu Dùng

Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.

15/12/2014
Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được? Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được?

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

15/12/2014