Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ồ ạt phá cà phê trồng tiêu

Ồ ạt phá cà phê trồng tiêu
Ngày đăng: 03/10/2015

Tiêu trồng xen trong vườn cà phê ở H.Bảo Lâm bị bệnh chết chậm nhưng chưa có thuốc đặc trị

Theo Phòng NN-PTNT H.Bảo Lâm, từ trước đến nay diện tích tiêu trên địa giữ ổn định ở mức 50 ha, tuy nhiên thời gian gần đây khi giá cà phê xuống thấp, giá hồ tiêu tăng cao nên người dân đổ xô trồng tiêu tự phát.

Tại các xã Lộc Ngãi, Lộc Phú, Lộc An, Lộc Đức…người dân đang phát triển diện tích tiêu nhiều nhất. T

hống kê của xã Lộc Ngãi, từ đầu năm đến nay diện tích cây tiêu trên địa bàn xã tăng vọt lên 105 ha; tại xã Lộc Phú, diện tích tiêu tăng lên 15 ha, vượt 750% kế hoạch về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong năm 2015 (kế hoạch chỉ mở rộng thêm 2 ha).

Hầu hết các nông hộ trồng tiêu xen trong vườn cà phê, sau khi tiêu phát triển sẽ phá bỏ cà phê nên cơ quan chức năng chưa thống kê đầy đủ được diện tích.

Cách đây hơn hai tháng, anh Phạm Văn Lâm (thôn 2, xã Lộc Phú) chặt trắng 3 sào (3.000 m2) cà phê để trồng tiêu. Theo anh Lâm, giá tiêu hạt hiện nay hơn 200.000 đồng/kg, với mức giá này thì 1 sào tiêu cho thu nhập bằng 1 ha cà phê.

“Trước đây tôi đã trồng thử hơn 200 nọc tiêu và cho thu hoạch bói rồi nên mới tự tin mở rộng thêm diện tích. Tôi đang chuẩn bị giống trồng thêm 2 sào tiêu”- ông Lâm nói.

Ngược lại, ông Trương Việt Quang (thôn 3, xã Lộc Phú) xuống tận Bà Rịa - Vũng Tàu mua hơn 3.000 cây tiêu trồng xen trong vườn cà phê rộng 4 ha, chi phí đầu tư trung bình mỗi trụ tiêu khoảng 100.000 đồng, nhưng nay tỷ lệ cây chết tới 70% khiến ông ăn không ngon, ngủ không yên.

Ông Nguyễn Đình Gắn, Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi nhận định: “Đây là tình trạng bất thường.

Chúng tôi không khuyến khích bà con trồng tiêu, bởi lo ngại sẽ làm bùng phát dịch bệnh trong vườn cà phê. Thực tế đã có một số hộ trồng tiêu phải phá bỏ cả vườn vì nhiễm sâu bệnh chưa có thuốc trị”.

Phòng NN-PTNT H.Bảo Lâm khuyến cáo người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích cây tiêu, vì nhiều vườn tiêu đang bị vàng lá, khô quả rồi chết mà không rõ bệnh gì và chưa biết cách xử lý bệnh cây tiêu.

Ông Đào Văn Toàn, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, cho biết hiện nay dịch bệnh trên cây tiêu có hai loại bệnh chính.

Bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora gây ra, bệnh chết chậm do các loại nấm như Fusarium, tuyến trùng gây ra nhưng chưa có thuốc đặc trị. Đây là mối nguy hại rất lớn vì các loại nấm gây ra bệnh chết chậm hiện có cả trong cây tiêu và cây cà phê, do đó khi trồng xen cây tiêu trong vườn cà phê sẽ làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh này cao hơn bình thường.


Có thể bạn quan tâm

 Cấm đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo Cấm đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa có Quyết định số 61 ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác của nghề lưới kéo (giã cào) trên vùng biển Bình Thuận.

19/11/2015
Giá trung bình nhập khẩu tôm giảm 20% Giá trung bình nhập khẩu tôm giảm 20%

Chín tháng đầu năm 2015, NK tôm vào Mỹ đạt 416.311 tấn, trị giá 3,9 tỷ USD, tăng 2% về khối lượng nhưng giảm 18% về giá trị.

19/11/2015
Hội thi-Triễn lãm bò sữa TP. Hồ Chí Minh lần V Hội thi-Triễn lãm bò sữa TP. Hồ Chí Minh lần V

Hội thi – Triển lãm bò sữa thành phố Hồ Chí Minh lần V năm 2015 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. hồ Chí Minh tổ chức sẽ diễn ra trong 03 ngày từ ngày 04 đến 06/12/2015 tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.

19/11/2015
Tiêu hủy trên 5.300 gia cầm nhiễm cúm A/H5N1 Tiêu hủy trên 5.300 gia cầm nhiễm cúm A/H5N1

Theo Trạm Thú y huyện Bình Tân (Vĩnh Long), tính đến ngày 16/10/2015, đã có 9 hộ chăn nuôi tại ấp Mỹ Thạnh A, Kinh Mới của xã Mỹ Thuận có gia cầm bị tiêu hủy do cúm A/H5N1, với tổng số 5.320 con. Trong đó, có 4.988 con vịt lớn, 326 con vịt nhỏ và 6 con gà nhỏ.

19/11/2015
Khốn khổ vì các trại chăn nuôi trong khu dân cư Khốn khổ vì các trại chăn nuôi trong khu dân cư

Hàng trăm hộ dân ở hai xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B vừa có đơn gửi Báo SGGP, phản ánh nỗi khốn khổ do trên địa bàn hai xã này đang có gần 50 trại nuôi heo lớn nhỏ, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước và không khí, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cư dân.

19/11/2015