Ồ ạt phá cà phê trồng tiêu

Tiêu trồng xen trong vườn cà phê ở H.Bảo Lâm bị bệnh chết chậm nhưng chưa có thuốc đặc trị
Theo Phòng NN-PTNT H.Bảo Lâm, từ trước đến nay diện tích tiêu trên địa giữ ổn định ở mức 50 ha, tuy nhiên thời gian gần đây khi giá cà phê xuống thấp, giá hồ tiêu tăng cao nên người dân đổ xô trồng tiêu tự phát.
Tại các xã Lộc Ngãi, Lộc Phú, Lộc An, Lộc Đức…người dân đang phát triển diện tích tiêu nhiều nhất. T
hống kê của xã Lộc Ngãi, từ đầu năm đến nay diện tích cây tiêu trên địa bàn xã tăng vọt lên 105 ha; tại xã Lộc Phú, diện tích tiêu tăng lên 15 ha, vượt 750% kế hoạch về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong năm 2015 (kế hoạch chỉ mở rộng thêm 2 ha).
Hầu hết các nông hộ trồng tiêu xen trong vườn cà phê, sau khi tiêu phát triển sẽ phá bỏ cà phê nên cơ quan chức năng chưa thống kê đầy đủ được diện tích.
Cách đây hơn hai tháng, anh Phạm Văn Lâm (thôn 2, xã Lộc Phú) chặt trắng 3 sào (3.000 m2) cà phê để trồng tiêu. Theo anh Lâm, giá tiêu hạt hiện nay hơn 200.000 đồng/kg, với mức giá này thì 1 sào tiêu cho thu nhập bằng 1 ha cà phê.
“Trước đây tôi đã trồng thử hơn 200 nọc tiêu và cho thu hoạch bói rồi nên mới tự tin mở rộng thêm diện tích. Tôi đang chuẩn bị giống trồng thêm 2 sào tiêu”- ông Lâm nói.
Ngược lại, ông Trương Việt Quang (thôn 3, xã Lộc Phú) xuống tận Bà Rịa - Vũng Tàu mua hơn 3.000 cây tiêu trồng xen trong vườn cà phê rộng 4 ha, chi phí đầu tư trung bình mỗi trụ tiêu khoảng 100.000 đồng, nhưng nay tỷ lệ cây chết tới 70% khiến ông ăn không ngon, ngủ không yên.
Ông Nguyễn Đình Gắn, Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi nhận định: “Đây là tình trạng bất thường.
Chúng tôi không khuyến khích bà con trồng tiêu, bởi lo ngại sẽ làm bùng phát dịch bệnh trong vườn cà phê. Thực tế đã có một số hộ trồng tiêu phải phá bỏ cả vườn vì nhiễm sâu bệnh chưa có thuốc trị”.
Phòng NN-PTNT H.Bảo Lâm khuyến cáo người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích cây tiêu, vì nhiều vườn tiêu đang bị vàng lá, khô quả rồi chết mà không rõ bệnh gì và chưa biết cách xử lý bệnh cây tiêu.
Ông Đào Văn Toàn, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, cho biết hiện nay dịch bệnh trên cây tiêu có hai loại bệnh chính.
Bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora gây ra, bệnh chết chậm do các loại nấm như Fusarium, tuyến trùng gây ra nhưng chưa có thuốc đặc trị. Đây là mối nguy hại rất lớn vì các loại nấm gây ra bệnh chết chậm hiện có cả trong cây tiêu và cây cà phê, do đó khi trồng xen cây tiêu trong vườn cà phê sẽ làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh này cao hơn bình thường.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi đó, từ trước Tết Nguyên đán Ất Mùi đến nay, tôm đất và tôm rằn xuất hiện nhiều ở khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy An), giúp nhiều ngư dân có thu nhập. Bình quân mỗi ngày có 40 sõng khai thác tôm đất và tôm rằn ở khu vực đầm Ô Loan. Với giá từ 200.000 đồng đến 220.000 đồng/kg tôm đất (loại khoảng 120 con/kg) và từ 280.000 đồng đến 320.000 đồng/kg tôm rằn (loại 80 con/kg), nên nhiều người có thu nhập gần 1 triệu đồng/ngày.

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật – tài chính – thị trường cho sản phẩm bò thịt năm 2015 – 2016, với tổng kinh phí thực hiện là 15.640.490.000 đồng. Trong đó: Năm 2015 là 8.119.770.000 đồng. Năm 2016 là 7.520.720.000 đồng.

Sau khi dự án đi vào hoạt động, hàng năm trang trại bò sữa sẽ cung ứng cho thị trường hơn 3,5 triệu lít sữa bò tươi chất lượng cao và hơn 300 con bò sữa giống cao sản, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nông dân trên địa bàn huyện Tân Thành.

Phần lớn gà, cút tại Đồng Nai được nuôi theo hình thức trang trại, đảm bảo an toàn về công tác phòng và chống dịch cúm gia cầm. Hiện Đồng Nai là một trong những tỉnh đứng đầu ở khu vực phía Nam về cung cấp các nguồn thực phẩm, như: thịt heo, gà, trứng.

Nhiều người dân nuôi heo thông tin, hiện nay giá heo hơi đã tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg so với thời điểm trước tết và đang giữ mức 47.000 đồng/kg. Đa số đàn heo đã xuất bán dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi nên hiện nay lượng heo thịt còn ít trong khi thị trường vẫn có nhu cầu tiêu thụ mạnh. Với giá hiện tại, người nuôi heo có thể thu lãi từ 4,5 - 5 triệu đồng/tấn heo thịt.