Ồ Ạt Lấy Đất Nông Nghiệp, Đào Ao Nuôi Cá Lóc

Ở nhiều vùng nông thôn đang rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông thả cá lóc.
Mô hình ương nuôi cá lóc giống thời gian gần đây phát triển rất mạnh ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân của tỉnh An Giang. Điều đáng lưu ý là ở nhiều vùng nông thôn đang rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông thả cá lóc.
Nhiều người dân lo ngại sản lượng cá lóc sẽ ngày một tăng, tất yếu sẽ làm thay đổi mức cung - cầu, dễ dẫn đến tình trạng cá lóc bị rớt giá và người nuôi lại bị thua thiệt.
Ông Trần Văn Tùng - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú cho biết: Việc nuôi cá chưa có định hướng, quy hoạch. Địa phương cũng đã tuyên truyền cho bà con nắm rõ. Sau đó, có quy hoạch cụ thể để sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014 tiếp tục là năm khó khăn với nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam (Vinachem) nói riêng. Tuy nhiên, Vinachem đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà điểm sáng là tín hiệu khả quan cho xuất khẩu sản phẩm cao su.

Ngoài bưởi Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu), Đồng Nai còn có nhiều vùng nổi tiếng về trồng cây có múi, như: quýt Thanh Sơn, bưởi da xanh ruột hồng Định Quán… Đây là những dòng cây đặc sản cho thu nhập cao nên ngày càng thu hút nông dân đầu tư mở rộng diện tích.

Chủ động tìm tòi, sáng tạo và chắt lọc những mô hình sản xuất mới lạ để tạo ra các sản phẩm độc đáo, thích ứng nhu cầu thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình là những bước đi đột phá của nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp trong thời gian qua. Dự kiến, nhiều nhà vườn sẽ tung ra một số sản phẩm trái cây độc đáo, lạ mắt cung cấp cho thị trường Tết.

Biện pháp bao trái vừa bảo vệ trái cây hiệu quả, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và rất an toàn cho con người và môi trường. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong đợi, các nhà vườn phải lưu ý tùy từng loại cây trồng mà chọn lựa các loại túi bao phù hợp.

Nhiều nông dân xã Đốc Binh Kiều cho biết, hiện lúa OM 4900 chỉ còn khoảng 4.950 - 5.000 đồng/kg nhưng không dễ bán. Thương lái không đến mua hoặc có đến thì trả giá rất thấp. Tuy nhiên, do phải trả tiền vật tư nông nghiệp, chi phí thu hoạch, nếu trữ lại sẽ không có điều kiện phơi sấy nên nông dân buộc phải bán lúa với giá thấp.