Ồ Ạt Bán Heo Sang Trung Quốc

Thương lái Trung Quốc đang gom mua heo hơi tại Việt Nam và hẹn sẽ quay lại mua nếu người nuôi tiếp tục có nguồn hàng.
Chị Lê Thị Nhật, chủ một trang trại heo ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, cho biết khoảng 10 ngày nay, một số thương lái đã đến thu mua loại heo trên dưới 100 kg tại trang trại của chị. Mức giá cao hơn so với bình thường từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Các thương lái này cũng hẹn sẽ quay lại gom hàng khi số heo còn lại đạt đủ trọng lượng.
Chị Nhật tiết lộ các thương lái đó đều là người trong nước thu gom heo để chuyển cho đầu mối bên Trung Quốc phục vụ nhu cầu Tết sắp tới. Giới buôn heo cũng cho biết hiện một lượng lớn heo đã được chuyển từ các tỉnh Quảng Ngãi, Đồng Nai lên vùng biên giới phía Bắc và xuất theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Cán bộ trạm kiểm dịch Hữu Lũng (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) kiểm tra và phun thuốc khử trùng các xe chở heo sang Trung Quốc Ảnh: HÀ PHƯƠNG
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 24-11 cho biết đã nắm được hiện tượng đầu mối Trung Quốc thu gom heo trọng lượng lớn từ Nam ra Bắc để đưa về nước trong khoảng 2 tuần nay.
Nguyên nhân được ông Trọng chỉ ra là do yếu tố cung - cầu và tình trạng khó khăn về giá trong nước. “Hiện Việt Nam có nguồn cung lớn, đang bán với mức giá thấp nên phía Trung Quốc chỉ cần thu gom với giá cao hơn một chút là người chăn nuôi đã rất mừng” - ông Trọng nói. Theo ông Trọng, chi phí chăn nuôi hiện nay là gần 40.000 đồng/kg, nếu sử dụng thức ăn hỗn hợp thì giá cao hơn nữa. Trong khi đó, giá heo hơi trong nước chỉ khoảng 40.000-43.000 đồng/kg, có nơi chỉ hơn 30.000 đồng/kg. Phía Trung Quốc hiện đang mua với giá từ 46.000-48.000 đồng/kg heo hơi, khu nào heo ngon có thể bán được 50.000 đồng/kg hoặc cao hơn.
“Xuất được giá cao cũng tốt nhưng không nên nuôi ồ ạt vì thị trường Trung Quốc không ổn định, có thể ngừng rất đột ngột. Nếu ồ ạt nuôi heo trọng lượng lớn theo nhu cầu tạm Trung Quốc, đến khi không xuất được thì sẽ rất khó bán trong nước do thị hiếu khác nhau” - ông Trọng lưu ý.
Có thể bạn quan tâm

Hiện các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống thủy sản ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm thủy sản của huyện. 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng thủy sản ước đạt 1.150 tấn.

Những mô hình này đã tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả, giá trị của hạt gạo, góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún lâu nay của người dân. Phó thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương và bộ ngành tập trung chỉ đạo thực hiện để đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp sớm đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả nhất.

Với mục tiêu giúp các hộ chăn nuôi giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng, giảm chi phí thức ăn khoảng 10-15%, từ đó nâng cao giá trị sản xuất trong chăn nuôi lợn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với trạm khuyến nông các huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, tổ chức thực hiện mô hình chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng, tại 46 hộ thuộc 3 huyện trên, với quy mô 5-10 con/hộ.

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành, tỉnh Long An đã thu hoạch xong 2.780ha tôm, đạt hơn 80% diện tích nuôi. Nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 500 triệu đồng/ha.

Ngày 31-7 giá tiêu trung bình tại các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ đã lên mức 187.000-188.000 đồng/kg trong khi giá bán tại các hộ bảo quản tốt, độ ẩm dưới 12% là 200.000 đồng/kg.