Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.
Cá có nguồn gốc từ Trung tâm quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II), độ tuổi trung bình 1 năm, trọng lượng 1 kg/con, được Trung tâm tiếp nhận ngày 16-12-2011.
Mục tiêu của Đề tài là có được 800 con cá tra bố mẹ (tỷ lệ sống đạt 80%) thành thục, sinh dục tốt, trọng lượng bình quân 3 kg/con, tỷ lệ phát dục từ 20 - 30%. Khi đề tài thành công sẽ giải quyết được nguồn cá nuôi thương phẩm tại tỉnh (hiện có khoảng 650 ha, nhu cầu giống 200 triệu con/năm). Cá thương phẩm hiện được nuôi tập trung ở các huyện: Châu Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách. Được biết, toàn tỉnh hiện có 3 cơ sở sản xuất giống, cung cấp khoảng 10% tổng nhu cầu cá tra giống. Số cá tra giống còn lại phải nhập từ các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đó là những khó khăn lớn cho nghề nuôi cá tra thương phẩm ở Bến Tre.
Có thể bạn quan tâm

“Thực hiện trồng lúa 3 vụ góp phần tăng sản lượng lúa hàng năm lên 16 tấn/ha, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người nông dân. Tuy nhiên, trồng lúa 3 vụ/năm là kiểu canh tác còn “trẻ” đối với nước ta và cả thế giới. Hiện nay, còn quá ít những bài học đánh giá tác động của việc sản xuất này đến môi trường, kinh tế - xã hội...

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang đứng trước hàng loạt khó khăn. Nỗi lo “treo ao” bám riết họ từng ngày bởi giá cá ở thời điểm này đang rớt xuống đáy.

Mới đây, Sở KH&CN Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định nhiệm vụ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy (strombus canarium) ở Quảng Ninh” do Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh thực hiện.

Trước khi Bộ Y tế công bố kết quả kiểm tra này, Cục Thú y cũng đã lấy 5 mẫu gà nhập lậu ở chợ Hà Vỹ (Hà Nội) để kiểm tra và kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết đều phát hiện tồn dư kháng sinh sulphadiazine.

Các chủ đùng nuôi tôm ở khu vực nuôi thủy sản xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) đang phải “mất ăn mất ngủ” vì nạn trộm tôm hoành hành. Bọn trộm sử dụng ống hơi, lặn sâu dưới đùng để bắt, hàng tấn tôm của các chủ đùng, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng, nghiêm trọng hơn là các thiết bị điện cho hệ thống sục khí cũng bị chúng vơ vét không chừa.