Nuôi Vịt Xiêm Trái Vụ

Trong những năm qua, nghề nuôi vịt đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên (Quảng Ninh) triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên giống vịt của các hộ trên địa bàn chủ yếu là vịt cỏ, bầu cánh trắng, vịt kakicampel nên chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, chi phí đầu tư cao.
Bên cạnh đó, phần lớn các hộ nuôi đều chủ yếu phát triển đàn vịt theo hình thức chăn thả tự do ngoài ao đồng vào mùa gặt, hoặc thời điểm thời tiết ấm áp. Do các thời điểm này lượng thức ăn lớn, mặt khác vịt là loại chịu lạnh kém, nhiệt độ trung bình từ 10-15oC, vịt rất dễ mắc bệnh sưng đầu và chết.
Để nâng cao hơn hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi vịt của bà con nông dân trên địa bàn, chị Nguyễn Thị Chung, cán bộ Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên đã nghiên cứu, áp dụng thành công kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt supeM3 trái vụ an toàn sinh thái. Theo kỹ thuật nuôi này, người chăn nuôi được khuyến khích chọn con giống vịt xiêm supeM3. Đây là giống vịt có khả năng thích nghi cao, phát triển tốt. Sau khi chọn con giống, người nuôi phải chú ý các vấn đề về chuồng nuôi. Vì nuôi trái vụ nên việc đảm bảo giữ ấm cho đàn vịt phải được đảm bảo, chuồng trại và dụng cụ nuôi phải được phun thuốc sát trùng, có mái che, điện thắp sáng…
Quy trình nuôi quan trọng nhất vào thời điểm vịt giống khoảng 1 tuần tuổi. Người nuôi, sau khi nhận vịt và thả vào quây bằng cót. Cho vịt uống nước sau đó mới cho ăn, nước đun sôi để nguội pha vào 1 lít nước 1 gam thuốc úm và 1 gam Bocmlec tuân thủ cho uống nước sau 2 tiếng mới cho ăn. Mật độ nuôi 30 con/m2, từ 2-4 tuần tuổi nuôi 10-20 con/m2.
Đảm bảo điện thắp sáng cả ngày đêm trong 1 tuần đầu, nhiệt độ 10oC thắp 2 bóng điện 100W, nhiệt độ 15oC thắp 2 bóng 75W để sưởi ấm cho vịt. Vịt phát triển đến giai đoạn nào thì đảm bảo tuân thủ quy trình tiêm vắc xin cho vịt đúng theo giai đoạn đó như: Vịt 15 ngày tiêm vaxcin dịch tả vịt, phòng bệnh dịch tả; vịt đạt 20-25 ngày tiêm vacxin cúm gia cầm chuyên dùng cho vịt phòng bệnh cúm gia cầm.
Khi vịt được 1 tháng tuổi những ngày trời ấm từ 15oC trở lên có thể chăn thả vịt ngoài ao đầm, những ngày trời lạnh hơn nuôi thả từ 3-4 tiếng/ ngày, cho vịt ăn bằng máng đề. Bên cạnh đó, người nuôi cũng cần thay chất độn chuồng thường xuyên 2 tuần/lần, chất thải phải ủ bằng vôi bột để diệt mầm bệnh.
Với kỹ thuật nuôi và con giống như vậy, thời gian nuôi từ khi là con giống đến vịt thương phẩm chỉ từ 56-60 ngày, cân nặng trung bình 3kg/con, tỷ lệ sống đến 95%, so với vịt nuôi thông thường là 90, nặng 2kg, tỷ lệ sống gần 90%. Kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt supeM3 trái vụ an toàn sinh thái thực hiện đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên áp dụng.
Có thể bạn quan tâm

Đi đón “heo kiều”... là câu ví von mà ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đồng thời là hộ chăn nuôi tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai nói khi ông đánh xe lên sân bay Tân Sơn Nhất đón đàn heo giống siêu năng suất nhập về từ Hongkong.

Sản phẩm giấm vải Lục Ngạn do chị Bạch Thị Kim Ngân (thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang) sáng tạo ra hiện đã có mặt ở 15 nước trên thế giới.

Hiện cả nước vẫn còn 2.535 xã khó khăn và các xã này đang gặp rất nhiều trở ngại trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Do vậy, Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đề xuất cần tăng vốn đầu tư, ban hành chính sách đặc thù cho các xã này.

Tối 28.11, tại TP Pleiku, TƯ. Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức khai mạc Hội chợ Triển lãm nông nghiệp và thương mại Tây Nguyên năm 2015.

Ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản (NLTS) đã có những bước phát triển mạnh cả về quy mô và mức độ hiện đại. Tuy nhiên, so với khối lượng xuất khẩu nông sản ngày càng tăng, tốc độ gia tăng của chế biến vẫn còn rất hạn chế. Chính điều này đã làm nông sản Việt Nam mất giá