Nuôi Vịt Xiêm Trái Vụ

Trong những năm qua, nghề nuôi vịt đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên (Quảng Ninh) triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên giống vịt của các hộ trên địa bàn chủ yếu là vịt cỏ, bầu cánh trắng, vịt kakicampel nên chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, chi phí đầu tư cao.
Bên cạnh đó, phần lớn các hộ nuôi đều chủ yếu phát triển đàn vịt theo hình thức chăn thả tự do ngoài ao đồng vào mùa gặt, hoặc thời điểm thời tiết ấm áp. Do các thời điểm này lượng thức ăn lớn, mặt khác vịt là loại chịu lạnh kém, nhiệt độ trung bình từ 10-15oC, vịt rất dễ mắc bệnh sưng đầu và chết.
Để nâng cao hơn hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi vịt của bà con nông dân trên địa bàn, chị Nguyễn Thị Chung, cán bộ Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên đã nghiên cứu, áp dụng thành công kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt supeM3 trái vụ an toàn sinh thái. Theo kỹ thuật nuôi này, người chăn nuôi được khuyến khích chọn con giống vịt xiêm supeM3. Đây là giống vịt có khả năng thích nghi cao, phát triển tốt. Sau khi chọn con giống, người nuôi phải chú ý các vấn đề về chuồng nuôi. Vì nuôi trái vụ nên việc đảm bảo giữ ấm cho đàn vịt phải được đảm bảo, chuồng trại và dụng cụ nuôi phải được phun thuốc sát trùng, có mái che, điện thắp sáng…
Quy trình nuôi quan trọng nhất vào thời điểm vịt giống khoảng 1 tuần tuổi. Người nuôi, sau khi nhận vịt và thả vào quây bằng cót. Cho vịt uống nước sau đó mới cho ăn, nước đun sôi để nguội pha vào 1 lít nước 1 gam thuốc úm và 1 gam Bocmlec tuân thủ cho uống nước sau 2 tiếng mới cho ăn. Mật độ nuôi 30 con/m2, từ 2-4 tuần tuổi nuôi 10-20 con/m2.
Đảm bảo điện thắp sáng cả ngày đêm trong 1 tuần đầu, nhiệt độ 10oC thắp 2 bóng điện 100W, nhiệt độ 15oC thắp 2 bóng 75W để sưởi ấm cho vịt. Vịt phát triển đến giai đoạn nào thì đảm bảo tuân thủ quy trình tiêm vắc xin cho vịt đúng theo giai đoạn đó như: Vịt 15 ngày tiêm vaxcin dịch tả vịt, phòng bệnh dịch tả; vịt đạt 20-25 ngày tiêm vacxin cúm gia cầm chuyên dùng cho vịt phòng bệnh cúm gia cầm.
Khi vịt được 1 tháng tuổi những ngày trời ấm từ 15oC trở lên có thể chăn thả vịt ngoài ao đầm, những ngày trời lạnh hơn nuôi thả từ 3-4 tiếng/ ngày, cho vịt ăn bằng máng đề. Bên cạnh đó, người nuôi cũng cần thay chất độn chuồng thường xuyên 2 tuần/lần, chất thải phải ủ bằng vôi bột để diệt mầm bệnh.
Với kỹ thuật nuôi và con giống như vậy, thời gian nuôi từ khi là con giống đến vịt thương phẩm chỉ từ 56-60 ngày, cân nặng trung bình 3kg/con, tỷ lệ sống đến 95%, so với vịt nuôi thông thường là 90, nặng 2kg, tỷ lệ sống gần 90%. Kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt supeM3 trái vụ an toàn sinh thái thực hiện đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên áp dụng.
Có thể bạn quan tâm
Các huyện Lấp Vò, Lai Vung (Đồng Tháp) đang bước vào vụ thu hoạch cam xoàn, sản phẩm tiêu thụ tốt.

Vừa qua, tại xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), Viện Nghiên cứu Mía đường (Viện Khoa học nông nghiệp VN) tổ chức hội thảo “Biện pháp kỹ thuật tổng hợp, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất tại vùng trồng mía Tây Ninh”.

Thời gian sinh trưởng và chiều cao của PHB 71 tương đương các giống lúa đối chứng, song chống đổ tốt hơn. Chất lượng gạo thơm ngon, hạt cơm cũng dẻo hơn nhiều so với các giống lúa khác...

Vụ mùa 2015, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với UBND xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn triển khai mô hình SX giống lúa chất lượng cao T10 với diện tích 30 ha, có 150 hộ tham gia.

Mục đích của việc liên kết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo số lượng cá tra nguyên liệu, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế, giảm thiểu việc hao hụt, thua lỗ của người nuôi...