Nuôi vịt xiêm đem lại thu nhập khá

Ông Tiền cho biết: Quy mô đàn vịt xiêm của gia đình khoảng 200 con/lứa nuôi, trong đó 70% là vịt mái, 30% vịt trống. Tuy là giống vịt xiêm địa phương, nhưng nhờ nuôi thâm canh nên vịt tăng trọng nhanh, sau 3 tháng nuôi vịt đã đạt trọng lượng 2,5 - 3 kg/con, rút ngắn được 1/2 thời gian nuôi quảng canh như trước đây, vì vậy người nuôi có lãi khá. Hiện nay, giá vịt xiêm bán thịt khá cao, khoảng 60.000 đồng/kg; với 3 kg/con, người nuôi đã có 180 ngàn đồng, cộng với tiền bán trứng vịt xiêm (3.000 đồng/trứng), là một nguồn thu không nhỏ đối với gia đình mới thoát nghèo như gia đình ông.
Ông Tiền chia sẻ: “Khi lấy con vịt Xiêm làm kế sinh nhai lâu dài, tuy chuồng trại nuôi chỉ đơn giản là giăng lưới dưới tán cây trong vườn nhà, nhưng người nuôi vịt xiêm phải biết bệnh tật của vật nuôi và chăm sóc chúng cẩn thận mới thu được kết quả như mong muốn. Cũng nhờ nuôi thâm canh, phòng ngừa bệnh tật cho vịt tốt, mà vài năm gần đây, sau trừ chi phí mỗi năm gia đình tôi có lãi ổn định từ 15 - 20 triệu đồng từ nuôi vịt xiêm thả vườn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, 1 tàu cá cùng 13 ngư dân tỉnh này bị hỏng máy trên biển đã khắc phục xong sự cố và đang được tàu hải quân hỗ trợ di chuyển vào đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Theo đó, thời gian vào vụ ép mía của Nhà máy đường Casuco và Cty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9, sớm hơn 3-5 ngày so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, theo dự báo mùa lũ năm nay đến sớm hơn mọi năm và đỉnh điểm lên cao vào tháng 11 tới.

Ngày 15/9, tại xã Hòa Sơn (Đô Lương, Nghệ An), Trạm thú y huyện Đô Lương đã phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức tiêu hủy 736 con gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật.

Ngoài củ quả tươi thì cây và các bộ phận còn sống của cây; cỏ và hạt cỏ; sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thực vật nhập khẩu cũng là những nhóm phải phân tích nguy cơ dịch hại. Trừ trường hợp dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ được miễn phân tích.

Nghề khai thác cá ngừ đại dương du nhập vào Việt Nam từ năm 1994, tuy hình thành muộn nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hiện số lượng tàu khai thác cá ngừ trên cả nước có khoảng 3.600 chiếc. Tổng số lao động tham gia khai thác cá ngừ khoảng 35.000 người. Sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 99 nước trên thế giới, trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.