Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi vịt trời ở Chiềng San (Sơn La)

Nuôi vịt trời ở Chiềng San (Sơn La)
Ngày đăng: 11/05/2015

Mô hình nuôi vịt trời của ông Luân ở cạnh đập nhà máy thủy điện Nậm Chiến 3, với hàng trăm con vịt trời thuần chủng. Để tìm hiểu mô hình, chúng tôi đã nhờ cán bộ Trạm Khuyến nông huyện hẹn trước để gia đình không thả vịt. Dù đã được “huấn luyện”, khi gõ xô, chậu là chúng kéo về ăn; chiều tối, tự giác vào chuồng, nhưng khi ăn no rất khó gọi chúng về.

Ông Luân kể: Tình cờ xem vi ti thấy mô hình nuôi vịt trời ở Bắc Giang đạt hiệu quả kinh tế cao, cuối năm 2013, tôi đến tận nơi để học hỏi cách nuôi và mua 30 con giống (giá 280 nghìn đồng/con, nặng 1 kg/con). Sau 3 tháng, vịt đẻ trứng, rất đều. Tôi tiếp tục đầu tư 5 triệu đồng mua máy ấp trứng. Do chưa có kinh nghiệm nên ấp 4 mẻ trứng liên tục (500 quả trứng/mẻ), chỉ được 20 con/mẻ, tiếc đứt ruột!

Ông Luân đã nhờ cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách sử dụng máy ấp trứng, mới vỡ lẽ: Khi ấp trứng khoảng nửa tháng, phải tưới ẩm bằng nước ấm 36 - 370c phun đều lên trứng. Tưởng đã “xuôi chèo mát mái”, khi đàn vịt trời đang phát triển nhanh, bỗng nhiên, trước tết vừa qua, nhiều con cỡ nửa cân lăn ra chết. Ông Luân lại “cầu cứu” cán bộ khuyến nông, thú y huyện đến chữa bệnh. Nhờ vậy, đàn vịt trời được cứu chữa kịp thời. Đến nay, gia đình ông Luân có 100 con vịt trời đẻ trứng; đã ấp nở hơn 1.000 con giống, giá bán 25 nghìn đồng/con.

Người đến mua được ông Luân hướng dẫn tận tình: Lúc vịt nhỏ cho ăn thêm cám trứng, cần tiêm vắc xin phòng bệnh. Chuồng trại gần nước, thoáng mát, vệ sinh phòng dịch sạch sẽ. Khi vịt lớn sức đề kháng cao, dễ nuôi, thức ăn là thóc, ngô, thêm các loại bèo, cây chuối băm nhỏ; thỉnh thoảng bổ sung tôm, tép, cá con... Vịt trời ăn ít hơn vịt thường.

Theo ông Luân tính toán, mỗi ngày, vịt trời trưởng thành ăn thóc, ngô mất khoảng 1.500 đồng/con. Nếu nuôi 100 con vịt đẻ, bình quân mỗi ngày được 80 quả trứng (giá thấp nhất 5 nghìn đồng/quả), lãi 250 nghìn/ngày, tính ra được 7,5 triệu đồng/tháng. Nuôi vịt đẻ lấy giống, tỷ lệ 4 con mái/1 con đực; cần làm ổ cho vịt trời đẻ. Nếu nuôi vịt thịt, khoảng 4 tháng, vịt nặng khoảng 1,2 kg/con, giá thị trường trên 200 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, lãi trên 100 nghìn đồng/con.

Khởi đầu 30 con vịt giống, sau một năm rưỡi, ông Luân đã thu lãi gần 100 triệu đồng từ bán vịt thịt, vịt giống và trứng. Vịt trời có nhiều loại, giống vịt trời gia đình ông Luân nuôi, con đực có đặc điểm nổi bật cổ xanh, con cái lông đốm xám; cả đực và cái ở hai bên cánh có vệt lông xanh; con to nặng khoảng 1,3 kg/con. Thịt vịt trời thơm, ngon, không có mỡ.

Trứng vịt trời to như trứng gà, lòng trắng và lòng đỏ mềm, ngậy, thơm, không bị khô. Hiện có nhiều người đến nhà ông Luân tham quan mô hình, mua vịt, trứng về thưởng thức và mua giống về nuôi.

Ông Cầm Xuân Bưởng, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Mường La thông tin: Mô hình nuôi vịt trời do gia đình tự đầu tư xây dựng đạt hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình mới nên Trạm quan tâm cử cán bộ thường xuyên đến hướng dẫn kỹ thuật. Trạm đang nghiên cứu để nhân rộng mô hình, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho người dân trong vùng.

Dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi vịt trời của gia đình ông Luân mở ra hướng phát triển mới trong chuyển đổi vật nuôi hiệu quả; cần được nhân rộng, phát triển nuôi vịt trời trên lòng hồ thủy điện Sơn La, tăng thu nhập cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Ghi Tại Hội Thi Na Ghi Tại Hội Thi Na

Đến hẹn lại lên, các xã trồng na tại huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) lại có dịp so tài. Tại hội thi na hàng năm do UBND huyện phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở KH&CN tổ chức. Hội thi là nơi các hộ trồng na ở huyện giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức cũng như giới thiệu sản phẩm của mình. Lần thứ 3 tổ chức, hội thi năm 2013 tiếp tục tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn với sự tranh tài của 10 đội thi đến từ 7 xã, thị trấn trồng na trong huyện.

20/08/2013
Thoát Nghèo Nhờ Cây Sắn Thoát Nghèo Nhờ Cây Sắn

Nằm trong vùng "sừng hươu" của hồ Dầu Tiếng, xã Suối Dây (Tân Châu, Tây Ninh) từ lâu đã được coi là xã nghèo vì đường sá xa xôi, cách trở. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhờ cây sắn, đời sống cộng đồng người Chăm ở đây đã trở nên khấm khá hơn rất nhiều.

20/08/2013
Tăng Chất Lượng Nguồn Giống Cá Tra Tăng Chất Lượng Nguồn Giống Cá Tra

Theo báo cáo của các tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn vùng ĐBSCL đã thả nuôi 4.314ha cá tra, diện tích thu hoạch 2.116ha, sản lượng đạt 545.718 tấn, năng suất trung bình đạt 260 tấn/ha. Nếu so với năm 2012, sản lượng cá giống tăng 13,3%; diện tích nuôi giảm 4,1%; sản lượng cá thu hoạch tăng 2,3%.

20/08/2013
“Treo Ao Tôm” Chờ Bảo Hiểm Bồi Thường “Treo Ao Tôm” Chờ Bảo Hiểm Bồi Thường

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nông dân ở “vựa tôm” phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi tôm nuôi liên tiếp bị thiệt hại, nợ tiền đại lý thức ăn, nợ ngân hàng, đẩy hàng loạt hộ vào cảnh khốn đốn.

21/08/2013
Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Thái Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Thái Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường

Bến Tre là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, hàng ngàn hộ dân nông thôn trong tỉnh chọn nuôi gia súc là kinh tế chính của gia đình. Tuy nhiên, tình trạng chất thải trong chăn nuôi hầu như không được xử lý ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ làm ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Gần đây phương pháp nuôi heo trên đệm lót sinh thái hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường được một số hộ dân trong tỉnh áp dụng thành công, mở ra một hướng mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh.

21/08/2013