Nuôi vịt hướng an toàn sinh học
Chăn nuôi vịt thả, chạy đồng vẫn còn phổ biến ở ĐBSCL.
Theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ĐBSCL có nhiều điều kiện chăn nuôi vịt trên đồng ruộng; là nơi duy nhất trong cả nước xuất khẩu trứng vịt muối, năm 2014 với khoảng 3,4 tỷ trứng.
Hình thức chăn nuôi vịt chủ yếu là nhỏ lẻ, chạy đồng.
Gần đây xuất hiện chăn nuôi tập trung, công nghiệp nhưng chỉ mới khoảng 908 trang trại. Vì thế, tình hình an toàn thực phẩm và dịch bệnh tăng cao. Riêng tại Vĩnh Long, 9 tháng qua đã xảy ra 12 ổ dịch, tiêu hủy hơn 3.000 con.
Nhiều chuyên gia nhận định, nuôi vịt thời gian tới sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng, do đó cần sớm tái cơ cấu ngành, đầu tư giống, chăn nuôi theo hướng trang trại, an toàn sinh học.
Hiện một số tỉnh đã hình thành các mô hình liên kết chăn nuôi, gắn chế biến và tiêu thụ hiệu quả và rất cần nhân rộng.
TS Phan Huy Thông lưu ý, từng địa phương cần rà soát quy hoạch, xác định giống nuôi, áp dụng kỹ thuật hạ giá thành sản phẩm và nhất là phải đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm ở huyện Tuy Phước (Bình Định) vô cùng hoang mang khi hàng chục ha tôm mới thả giống chưa được 1 tháng đã lăn đùng ra chết.

Xuân Lộc (Đồng Nai) có 2 mô hình nuôi gà, vịt lớn nhất, hiệu quả nhất không chỉ ở Đồng Nai mà cả khu vực Đông Nam bộ.

Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái Bến Tre được UBND tỉnh phê duyệt và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp triển khai nhằm tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi của thiên nhiên trước những tác động do biến đổi khí hậu thông qua việc phục hồi và duy trì hệ sinh thái tự nhiên vùng ven biển Bến Tre

Dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp trên tôm nuôi quảng canh cải tiến (QCCT), trong khi đó các biện pháp kiểm soát chất lượng môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh đối với mô hình này dường như không có hiệu quả.